Các bài giảng điện tử công suất
Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại
Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện
Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu
Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).
Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện
Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ
Bán Ronha kiểm tra roto
Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc
Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu
Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại
Thứ Ba, 19 tháng 9, 2017
Thứ Hai, 18 tháng 9, 2017
Giá trị True RMS, AVG, Peak là gì?
Trong các thiết bị đo điện có nhiều cách lấy giá trị như : Đo True RMS (Giá trị thực), Đo trung bình (avg), giá trị đỉnh (peak).... True Rms là một chuẩn để đo lường, so sánh tín hiệu, đánh giá tham số điện. Trong một số tín hiệu điện không dùng giá trị trung bình, giá trị đỉnh để đánh giá tín hiệu như : Dạng sóng sin hoặc sóng có biên độ thay đổi trong 1 chu kỳ.
1) Thế nào là Vrms, Vavg, Vp, Vpp
Xét một đồ thị sóng tín hiệu Sin như sau :
Vrms = Vp/sqrt(2) = 0.707 * Vp
Vrms = Vpp/(2sqrt(2) = 0.353 * Vpp
Vrms = 3.14Vavg/(2sqrt(2) = 1.111 * Vavg
b) Đối với dạng sóng vuông có độ rộng 50%
Trị số rms và avg được tính như sau :
Vrms = Vp
Vavg = Vp
Trị số rms và avg được tính như sau :
Vrms = Vp/sqrt(3) = 0.557 * Vp
Vavg = 0.5 *Vp
d) Đối với dạng sóng xung vuông biến đổi
Ta có độ rộng xung D = t/T, Với t là thời gian của sườn lên, T là chu kỳ.
Trị số rms và avg được tính như sau :
Vrms = Vp*sqrt(D)
Vavg = Vp *D
Chú ý : Khi chọn thiết bị đo lường để đo đạc tín hiệu cần chú ý tham số này cho quá trình đo đạc và kiểm tra, đánh giá tín hiệu. Hai thiết bị đo giống nhau về thông số kỹ thuật, sai số đo nhưng chỉ khác nhau về cách đo và lấy giá trị đồng thời giá thành cũng khác nhau.
1) Thế nào là Vrms, Vavg, Vp, Vpp
Xét một đồ thị sóng tín hiệu Sin như sau :
+ Vp : điện áp tức thời lớn nhất được tính từ điểm gốc 0 đến biên độ dương +Vp. Như hình trên thì là 0->+Vp.
+ Vpp : là điện áp được tính giữa đỉnh dương và đỉnh âm của dạng sóng. Nó chính là tổng điển áp của hai mức dương và âm so với điểm 0. Vpp = (-Vp->0) + (0->+Vp). Nếu tín hiệu sóng không có mức âm thì Vp=Vpp.
+ Vavg : là mức điện áp trung bình của dạng sóng. Đây chính là mức điện áp được dàn đều trong một chu kỳ. Đối với sóng sin có hai miền âm dương thì điện áp trung bình ở miền dương bằng miền âm.
+ Vrms : Được viết tắt : Root mean square tức là Căn bậc hai của trung bình các bình phương. Trong thực tế giá trị này được gọi là giá trị hiệu dụng hay giá trị thực.
+ Vpp : là điện áp được tính giữa đỉnh dương và đỉnh âm của dạng sóng. Nó chính là tổng điển áp của hai mức dương và âm so với điểm 0. Vpp = (-Vp->0) + (0->+Vp). Nếu tín hiệu sóng không có mức âm thì Vp=Vpp.
+ Vavg : là mức điện áp trung bình của dạng sóng. Đây chính là mức điện áp được dàn đều trong một chu kỳ. Đối với sóng sin có hai miền âm dương thì điện áp trung bình ở miền dương bằng miền âm.
+ Vrms : Được viết tắt : Root mean square tức là Căn bậc hai của trung bình các bình phương. Trong thực tế giá trị này được gọi là giá trị hiệu dụng hay giá trị thực.
2) Tại sao phải là True RMS
True Rms là một tham số để tính toán, so sánh, đánh giá của một tín hiệu xoay chiều.
Với mỗi dạng tín hiệu khác nhau tính toán tham số RMS khác nhau. Nhiều thiết bị đo lường tính toán Rms thông qua tham số Vavg, Vpp, Vp nhưng chỉ chính xác đối với tín hiệu có hình Since.
Giá trị True RMS của tín hiệu xoay chiều được tính tương đương với dòng điện một chiều chạy qua một tải không đổi. Đây là cách so sánh để hình dung sự khác nhau giữa Vavg và Vrms.
Ví dụ : Cùng một tải trở có công suất 100W. Cấp nguồn điện một chiều và xoay chiều hình since. Giả sử dòng chạy qua tải trở khi cấp nguồn một chiều là 10A, khi đó Irms đối với xoay chiều cũng là 10A. Khi đó giá trị 10A là giá tri dòng điện thực đi qua tải.
3) Tính toán trị số RMS trong một số dạng sóng
a) Đối với dạng sóng hình since
Giá trị True Rms được tính toán theo Vp, Vpp, Vavg như sau :Vrms = Vp/sqrt(2) = 0.707 * Vp
Vrms = Vpp/(2sqrt(2) = 0.353 * Vpp
Vrms = 3.14Vavg/(2sqrt(2) = 1.111 * Vavg
b) Đối với dạng sóng vuông có độ rộng 50%
Trị số rms và avg được tính như sau :
Vrms = Vp
Vavg = Vp
c) Đối với dạng sóng tam giác, răng cưa.
Trị số rms và avg được tính như sau :
Vrms = Vp/sqrt(3) = 0.557 * Vp
Vavg = 0.5 *Vp
d) Đối với dạng sóng xung vuông biến đổi
Ta có độ rộng xung D = t/T, Với t là thời gian của sườn lên, T là chu kỳ.
Trị số rms và avg được tính như sau :
Vrms = Vp*sqrt(D)
Vavg = Vp *D
Chú ý : Khi chọn thiết bị đo lường để đo đạc tín hiệu cần chú ý tham số này cho quá trình đo đạc và kiểm tra, đánh giá tín hiệu. Hai thiết bị đo giống nhau về thông số kỹ thuật, sai số đo nhưng chỉ khác nhau về cách đo và lấy giá trị đồng thời giá thành cũng khác nhau.
Thứ Bảy, 16 tháng 9, 2017
Bán fe từ E I
Bán lõi thép silic chất lượng cao được nhập khẩu từ nhật. Ngoài ra chúng tôi cung cấp đủ gông từ, cốt nhựa đủ cho quý khách quấn máy biến áp hoàn chỉnh. ình thức thanh toán, trao đổi Bảng giá phe thép silic EI 5 dem(tổn thất từ 5w/1kg)
<40kg>Nhận giao hàng trong nội thành hoặc gửi hàng chành xe đi tỉnh với đơn hàng số lượng từ nhỏ đến lớn trở lên. Ngoài ra chúng tôi có đủ các loại khuôn nhựa quấn biến áp từ nhỏ đến lớn, và các vật liệu kèm theo. Quí khách vui lòng liên hệ trực tiếp qua điện thoại hoặc email để được giá tốt nhất( giá trên có thể thay đổi theo thời giá).40kg>
Bảng giá phe thép silic EI 5 dem(tổn thất từ 5w/1kg) | |||
Loại | <40kg | >=40kg | >=100kg |
Fe 9,13,18 | 21000 | ||
Fe 16 | 22000 | 21000 | 20000 |
Fe 19 | 22000 | 21000 | 20000 |
Fe 20 | 22000 | 21000 | 20000 |
Fe 22 | 22000 | 21000 | 20000 |
Fe 25 | 22000 | 21000 | 20000 |
Fe 28 | 23000 | 22000 | 21000 |
Fe 32 | 23000 | 22000 | 21000 |
Fe 36 | 23000 | 22000 | 21000 |
Fe 40 | 23000 | 22000 | 21000 |
Fe 45 | 24000 | 23000 | 22000 |
Fe 50 | 25000 | 24000 | 23000 |
Fe 60 | 28000 | 27000 | 25000 |
Fe 70 | 28000 | 27000 | 25000 |
Fe 80 | 28000 | 27000 | 25000 |
Fe 85 | 28000 | 27000 | 25000 |
Bán đầu mũi hàn xung
Đầu mũi hàn xung được làm bằng đồng dẫn nhiệt nhanh, dùng cho mỏ hàn xung
Sau khi bạn đặt mua hàng, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn vào giờ hành chính để xác nhận lại đơn hàng, phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Sau khi bạn đồng ý và thanh toán đơn hàng, chúng tôi sẽ tiến hành giao hàng cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn hay ngại đặt hàng bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0989 000 420 để chúng tôi hỗ trợ bạn được tốt hơn
Sau khi bạn đặt mua hàng, chúng tôi sẽ gọi lại cho bạn vào giờ hành chính để xác nhận lại đơn hàng, phí vận chuyển và thời gian giao hàng. Sau khi bạn đồng ý và thanh toán đơn hàng, chúng tôi sẽ tiến hành giao hàng cho bạn. Nếu bạn cần tư vấn hay ngại đặt hàng bạn có thể liên hệ trực tiếp qua hotline 0989 000 420 để chúng tôi hỗ trợ bạn được tốt hơn
Số Lượng | 1-29 | 30-49 | >=50 |
---|---|---|---|
Giá(VNĐ) | 1,000 | 950 | 900 |
Máy phát điện chạy nhưng không có điện áp ra?
Một ngày đẹp trời mất điện, bạn mang chiếcmáy phát điện vẫn đang chạy ngon lành ra sử dụng. Nổ máy động cơ vẫn chạy tốt, nhưng không thấy dòng điện, kiểm tra và phát hiện điệp áp ra không có.
Vậy thì nguyên nhân vì sao máy phát điện chạy mà không sinh ra dòng điện ?.
Cùng chúng tôi tìm hiểu nguyên nhân để khắc phục.
Nguyên lý sinh ra điện của đầu phát:
(1) Điện áp xoay chiều từ đầu ra của stator chính/ hoặc từ cuộn phụ (Aux. Winding)
=> (2) đầu nguồn vô của AVR
=> (3) chỉnh lưu và điều chỉnh bởi AVR
=> (4) điện áp một chiều …V ở đầu ra của AVR
=> (5) đầu vô của cuộn dây stator kích từ
=> (6) cảm ứng sinh ra điện áp xoay chiều ở đầu ra cuộn dây của rotor kích từ
=> (7) đi vô cầu diode quay chỉnh lưu thành điện một chiều
=> (8) đầu vô rotor chính
=> (9) cảm ứng sinh ra điện xoay chiều 220/ 380V ở đầu ra của các cuộn dây stator chính
Bỏ qua cái nguyên lý phúc tạp ở trên thì nguyên nhân chủ yếu của vấn đề đang gặp phải là:
Hỏng bộ điều tốc AVR.
Nếu bạn am hiểu về điện thì tiến hành.
Kiểm tra đánh giá nguyên nhân: Một trong những phần nói trên bị trục trặc đều gây ra sự cố không phát ra điện. Vì vậy cần kiểm tra lần lượt từng khâu.
(1) Nếu điện áp xoay chiều ở đầu ra stator chính ở mức nào đó dù nhỏ, kiểm tra điện áp 1 chiều ở đầu ra của AVR. Nếu không có điện áp một chiều, dù đã đo ở thang đo nhỏ nhất: AVR bị hư hỏng. Khắc phục bằng cách thay thế AVR mới. Ra cửa hàng mua một con tháo ra và lắp lại y như cũ vậy là OK.
Phức tạp hơn thì tốt nhất là ra thợ.
(2) Nếu điện áp xoay chiều ở đầu ra stator chính hoặc cuộn phụ của stator chính bằng 0:
Nguyên nhân: Cuộn dây stator chính bị ngắn mạch, hoặc đứt, hoặc chạm vỏ.
Khắc phục : Ra thợ quấn lại dây hoặc thay thế cuộn dây Stator
Nếu AVR được cung cấp bởi cuộn dây phụ:
Nguyên nhân: cuộn này bị ngắn mạch, hoặc bị đứt.
Khắc phục :
- Quấn lại cuộn dây phụ hoặc thay thế.
- Dùng AVR loại được nuôi trực tiếp từ đầu ra của stator
(3) Nếu có điện áp một chiều ở đầu ra của AVR
Nguyên nhân cuộn dây stator kích từ bị ngắn mạch hoặc bị đứt.
Khắc phục : Ra thợ quấn lại dây hoặc thay thế cuộn dây Stator
(4) Nếu stator kích từ bình thường và có sinh ra từ trường.
Nguyên nhân : Cuộn dây rotor kích từ bị đứt hoặc bị ngắn mạch.
Khắc phục : Quấn lại hoặc thay mới
(5) Nếu cuộn dây rotor kích từ bình thường: Kiểm tra diode nếu hỏng thay thế.
(6) Nếu diode bình thường thì tiếp tục kiểm tra cuộn dây rotor chính Cuộn dây có thể bị ngắn mạch hoặc bị đứt. Kiểm tra và khắc phục tương tự như phần trên đã nói
(7) Nếu tất cả bình thường, nhưng điện áp xoay chiều ở đầu ra stator chính bằng 0 (zero)
Nguyên nhân: Đầu phát bị mất từ dư.
Khắc phục hiện tượng bị mất từ dư của rotor chính như sau: mở nắp che (hoặc có thể phải tháo toàn bộ rotor ra), dùng đồng hồ vạn năng AVO xác định cực dương và cực âm của đầu ra của bộ cầu chỉnh lưu diode quay, dùng một bình ắc qui 12V và 2 dây dẫn điện, một dây nối cực âm bình với cực âm rotor, một dây nối với cực dương bình và đầu kia quẹt lên cực dương rotor vài lần. Sau đó lắp lại rotor như bình thường và chạy thử máy phát điện.
Nếu bạn không khắc phục được thì liên hệ với chúng tôi để khắc phục sửa chữa
Sửa chữa điện dân dụng
CƠ ĐIỆN HUẾ HƯƠNG
Không lo chặt chém
Thợ sửa chữa cơ điện với mức giá tốt nhất trên thị trường. Nói Không Với Chặt Chém.
Thợ tay nghề cao
Sở hữu đội ngũ nhân viên nhiều năm kinh nghiệm trong nghề, chưa bó tay trước căn bệnh nào về điện dân dụng.
Sơ lược về máy biến áp
Máy biến áp hay máy biến thế, tên ngắn gọn là biến áp, là thiết bị điện thực hiện truyền đưa năng lượng hoặc tín hiệu điện xoay chiều giữa các mạch điện thông qua cảm ứng điện từ.
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là tăng thế, ngược lại <1 thì gọi là hạ thế.
Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.[2]
Máy biến áp gồm có một cuộn dây sơ cấp và một hay nhiều cuộn dây thứ cấp liên kết qua trường điện từ. Khi đưa dòng điện với điện áp xác định vào cuộn sơ cấp, sẽ tạo ra trường điện từ. Theo định luật cảm ứng Faraday trường điện từ tạo ra dòng điện cảm ứng ở các cuộn thứ cấp. Để đảm bảo sự truyền đưa năng lượng thì bố trí mạch dẫn từ qua lõi cuộn dây. Vật liệu dẫn từ phụ thuộc tần số làm việc.
- Ở tần số thấp như biến áp điện lực, âm tần thì dùng lá vật liệu từ mềm có độ từ thẩm cao như thép silic, permalloy,... và mạch từ khép kín như các lõi ghép bằng lá chữ E, chữ U, chữ I.[1]
- Ở tần số cao, vùng siêu âm và sóng radio thì dùng lõi ferrit khép kín mạch từ.
Các cuộn sơ cấp và thứ cấp có thể cách ly hay nối với nhau về điện, hoặc dùng chung vòng dây như trong biến áp tự ngẫu. Thông thường tỷ số điện áp trên cuộn thứ cấp với điện áp trên cuộn sơ cấp tỷ lệ với số vòng quấn, và gọi là tỷ số biến áp. Khi tỷ số này >1 thì gọi là tăng thế, ngược lại <1 thì gọi là hạ thế.
Các biến áp điện lực có kích thước và công suất lớn, thích hợp với tên gọi máy biến áp. Máy biến áp đóng vai trò rất quan trọng trong truyền tải điện năng.[2]
cách đấu động cơ điện 1 pha
Cách xác định các dây ra của động cơ 1 pha.
Trong trường hợp các đầu ra của động cơ 1 pha mất số đánh dấu cực tính, ta tiến hành xác định cực tính như sau:
Cách 1:
_ Dùng VOM mức ohm dò từng cặp dây, nếu cặp dây nào có điên trở nhỏ hơn hoặc có hiện tượng nạp xả bởi tụ, và các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, ngắt điện ly tâm thì cặp đó là dây đề.
_ Đối với động cơ 1 pha có 4 dây ra, sau khi xác định 2 dây là cuộn đề, 2 dây còn lại là cuộn chạy. Ta tiến hành đấu dây cho động cơ hoạt động như sau: lấy 1 đầu cuộn đề và 1 đầu cuộn chạy đấu chung lại cho ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề đấu vào tụ (kapa) rồi đấu vào vít ly tâm( trái bung) rồi đấu tiếp vào đầu dây cuộn chạy còn lại ra thêm một dây nguồn nữa. Sau khi motor ra được 2 dây nguồn thì đấu nguồn điện xoay chiều 220 V vào cho động cơ hoạt động. Muốn đổi chiều quay của động cơ chỉ việc đổi 2 dây cuộn đề lại là đã đổi chiều động cơ.
Đối với động cơ 1 pha có 6 đầu dây ra, sau khi xác định pha đề xong, thì cứ đấu dây động cơ theo cách đấu vận hành với nguồn điện 220 V
_ Đóng điện cấp nguồn cho động cơ khởi động nếu:
+ Động cơ khởi động bình thường, chứng tỏ 2 cặp dây pha chạy đã đấu đúng với theo thứ tự 1_2 đấu với 3_4. Đầu 2 đấu với đầu 3. Đầu 1 và đầu 4 ra nguồn.
+ Nếu động cơ không khởi động được thì đấu nối tiếp 2 cuộn chay sai. Ta chỉ việc đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 lại là được. Cuộn chạy 2 vẫn giữ nguyên vị trí.
+ Sau khi xác định xong đánh dấu đầu dây lại. 2 đầu 1 và 4 chạylàm 2 đầu cuộn chạy. Cách đấu như đấu động cơ có 4 đầu dây.
Cách 2:
_ Ngoài phương pháp trên ta có thể dùng phương pháp cảm ứng điện từ để xác định cực tính.
_ Mắc từng cặp dây chưa xác định vào VOM mức mA kế. Quay trục và quan sát nếu:
+ Cặp dây nào có cường độ khác cặp kia thì đó chính là cặp dây của pha đề.
+ 2 cặp còn lại là của pha chạy.
+ Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi xác định được 2 đầu cuộn đề thì còn lại 2 cặp dây. Cần xác định đúng chiều 2 cặp dây bằng cách .Đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy sao cho khi xoay trục kim mA kế chỉ cường độ lớn nhất, thì chứng tỏ 2 cặp dây này đã đấu đúng chiều là 1_2 nối 3_4. Sau đó đánh dấu đầu 1 và 4 làm đầu ra 2 đầu 2 và 3 đấu chung lại. Tiến hành đấu cho động cơ hoạt động như cách 1.
– Qua phần trình bài phía trên dienco.org hi vọng sẽ giúp ích cho anh chị trong vấn đề đấu cho động cơ điện 1 pha hoạt động.
Trong trường hợp các đầu ra của động cơ 1 pha mất số đánh dấu cực tính, ta tiến hành xác định cực tính như sau:
Cách 1:
_ Dùng VOM mức ohm dò từng cặp dây, nếu cặp dây nào có điên trở nhỏ hơn hoặc có hiện tượng nạp xả bởi tụ, và các đầu dây liên hệ đến hợp chứa tụ khởi động, ngắt điện ly tâm thì cặp đó là dây đề.
_ Đối với động cơ 1 pha có 4 dây ra, sau khi xác định 2 dây là cuộn đề, 2 dây còn lại là cuộn chạy. Ta tiến hành đấu dây cho động cơ hoạt động như sau: lấy 1 đầu cuộn đề và 1 đầu cuộn chạy đấu chung lại cho ra 1 đầu nguồn. Đầu còn lại của cuộn đề đấu vào tụ (kapa) rồi đấu vào vít ly tâm( trái bung) rồi đấu tiếp vào đầu dây cuộn chạy còn lại ra thêm một dây nguồn nữa. Sau khi motor ra được 2 dây nguồn thì đấu nguồn điện xoay chiều 220 V vào cho động cơ hoạt động. Muốn đổi chiều quay của động cơ chỉ việc đổi 2 dây cuộn đề lại là đã đổi chiều động cơ.
Đối với động cơ 1 pha có 6 đầu dây ra, sau khi xác định pha đề xong, thì cứ đấu dây động cơ theo cách đấu vận hành với nguồn điện 220 V
_ Đóng điện cấp nguồn cho động cơ khởi động nếu:
+ Động cơ khởi động bình thường, chứng tỏ 2 cặp dây pha chạy đã đấu đúng với theo thứ tự 1_2 đấu với 3_4. Đầu 2 đấu với đầu 3. Đầu 1 và đầu 4 ra nguồn.
+ Nếu động cơ không khởi động được thì đấu nối tiếp 2 cuộn chay sai. Ta chỉ việc đổi 2 đầu dây cuộn chạy 1 lại là được. Cuộn chạy 2 vẫn giữ nguyên vị trí.
+ Sau khi xác định xong đánh dấu đầu dây lại. 2 đầu 1 và 4 chạylàm 2 đầu cuộn chạy. Cách đấu như đấu động cơ có 4 đầu dây.
Cách 2:
_ Ngoài phương pháp trên ta có thể dùng phương pháp cảm ứng điện từ để xác định cực tính.
_ Mắc từng cặp dây chưa xác định vào VOM mức mA kế. Quay trục và quan sát nếu:
+ Cặp dây nào có cường độ khác cặp kia thì đó chính là cặp dây của pha đề.
+ 2 cặp còn lại là của pha chạy.
+ Nếu động cơ có 6 đầu dây, khi xác định được 2 đầu cuộn đề thì còn lại 2 cặp dây. Cần xác định đúng chiều 2 cặp dây bằng cách .Đấu nối tiếp 2 cặp dây của pha chạy sao cho khi xoay trục kim mA kế chỉ cường độ lớn nhất, thì chứng tỏ 2 cặp dây này đã đấu đúng chiều là 1_2 nối 3_4. Sau đó đánh dấu đầu 1 và 4 làm đầu ra 2 đầu 2 và 3 đấu chung lại. Tiến hành đấu cho động cơ hoạt động như cách 1.
– Qua phần trình bài phía trên dienco.org hi vọng sẽ giúp ích cho anh chị trong vấn đề đấu cho động cơ điện 1 pha hoạt động.
động cơ điện 1 pha
Động cơ điện xoay chiều 1 pha
Động cơ gồm có hai phần chính là stator và rotor. Stato gồm các cuộn dây của ba pha điện quấn trên các lõi sắt bố trí trên một vành tròn để tạo ra từ trường quay. Rôto hình trụ có tác dụng như một cuộn dây quấn trên lõi thép.Khi mắc động cơ vào mạng điện xoay chiều, từ trường quay do stato gây ra làm cho rôto quay trên trục. Chuyển động quay của rôto được trục máy truyền ra ngoài và được sử dụng để vận hành các máy công cụ hoặc các cơ cấu chuyển động khác.
Động cơ điện xoay chiều được sản xuất với nhiều kiểu và công suất khác nhau. Theo sơ đồ nối điện có thể phân ra làm 2 loại: Động cơ điện xoay chiều 1 pha và ba pha, và nếu theo tốc độ có động cơ đồng bộ và động cơ không đồng bộ.
Động cơ điện xoay chiều 1 pha dựa theo nguyên tắc của động cơ không đồng bộ ba pha, người ta chế tạo được những động cơ không đồng bộ một pha. Stato của loại động cơ này gồm hai cuộn dây đặt lệch nhau một góc, một dây nối thẳng với mạng điện, dây kia nối với mạng điện qua một tụ điện. Cách mắc như vậy làm cho hai dòng điện trong hai cuộn dây lệch pha nhau và tạo ra từ trường quay. Động cơ không đồng bộ một pha chỉ đạt được công suất nhỏ, nó chủ yếu được dùng trong các dụng cụ gia đình như quạt điện, máy hút bụi, máy bơm nước…
Các loại động cơ điện 1 pha. Phân theo công suất ta có các loại như sau:
Động cơ 125W
Động cơ 750W
Động cơ 1,5kW
Động cơ 2,2kW
Phân loại theo tốc độ
2p=2 tốc độ n=2800 vòng/phút
2p=4 n=1450 vòng/phút
2p=6 n=1000 vòng/phút
2p=8 n=750 vòng/phút
Sơ đồ chỉnh lưu 1 pha
CHỈNH LƯU MỘT PHA KHÔNG ĐIỀU KHIỂN
Các bộ chỉnh lưu 1 pha là các bộ chỉnh lưu dùng một pha của nguồn điện lưới.
Chỉnh lưu không có điều khiển là các bộ chỉnh lưu dùng van chỉnh lưu là điốt và điện áp một chiều của bộ chỉnh lưu không điều chỉnh được.
Các bộ chỉnh lưu một pha có công suất nhỏ và vừa (< 3 kW), những bộ chỉnh lưu có công suất lớn hơn thường là chỉnh lưu 3 pha để không làm mất cân bằng các pha điện lưới.
Chỉnh lưu một pha nửa chu kỳ (chỉnh lưu nửa sóng)
Với bộ chỉnh lưu loại này thì điện áp xoay chiều đấu vào bộ chỉnh lưu có thể lấy thẳng từ lưới điện hay thông qua biến áp, nếu mạch tải cần cách ly với điện mạng và mức điện áp một chiều khác xa điện áp mạng thì phải dùng biến áp.
Với tải thuần trở
Điốt thông trong nửa chu kỳ dương của điện áp nguồn uS và ngắt trong nửa chu kỳ âm, như vậy điện áp trên tải Rt là điện áp một chiều.
Với tải dung tĩnh
Khi đầu ra bộ chỉnh lưu mắc 1 tụ C song song với tải, với điều kiện
X
C
=
1
mωC
Khi mắc thêm tụ điện thì điện áp đầu ra phẳng hơn so với khi không có tụ, các tụ điện này thường được gọi là các tụ lọc.
điện áp đầu ra U=0,5 Uvào
Chỉnh lưu một pha toàn sóng
Chỉnh lưu 1 pha toàn sóng dùng biến áp thứ cấp có điểm giữa.
* Với tải thuần trở
Trên sơ đồ hình 7-3a: biến áp 1 pha có cuộn thứ cấp ra điểm giữa, tạo thành 2 điện áp u2a, u2b có biên độ bằng nhau và lệch pha nhau 1800 đặt vào 2 điốt, khiến chúng thay nhau làm việc trong cả chu kỳ.
Hai điốt D1 và D2 thay nhau thông và ngắt tạo dạng điện áp ra như hình 7-3b.
* Khi tải tính dung
điện áp đầu ra U ra= 0,9 Uvào
Chỉnh lưu cầu một pha
Sơ đồ chỉnh lưu cầu một pha: gồm nguồn xoay chiều vào (có thể có biến áp hoặc không), 4 điốt mắc theo sơ đồ cầu, và tải.
Khi nửa chu kỳ ứng với a+, b- thì D1 và D3 thông, thì có dòng i2a từ a → D1→ tải → D3 → b. Nửa chu kỳ ứng với b+, a- thì D2 và D4 thông, có dòng i2a từ b → D2 → tải → D4 → a.
Trong một chu kỳ của điện áp mạng, sơ đồ làm việc hai lần với tải, có 2 xung dòng qua tải nên fd = 2f = 100Hz.
Đối với tải điện trở, điện cảm, điện dung các dạng sóng và trị số giống như sơ đồ chỉnh lưu toàn sóng 1 pha với biến áp điểm giữa.
- Với tải thuần trở: U0 ≈ 0,9 U2
- Với tải dung tính:
- Với tải cảm tính: U0 ≈ 0,9 U2
còn điện áp ngược lớn nhất đặt lên điốt
- Ưu điểm của sơ đồ cầu so với sơ đồ có biến áp thứ cấp ra điểm giữa .
+ Có thể dùng biến áp hoặc không.
+ Nếu dùng biến áp và nếu cùng điện áp thì số vòng cuộn thứ cấp giảm một nửa.
Thứ Sáu, 15 tháng 9, 2017
Phân loại tụ điện
1.Tụ điện – Điện dung
* Định nghĩa: Tụ điện là linh kiện điện tử thụ động được sử dụng rất rộng rãi trong các mạch điện tử, chúng được sử dụng trong các mạch lọc nguồn, lọc nhiễu, mạch truyền tín hiệu xoay chiều, mạch tạo dao động
* Cấu tạo của tụ điện: Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá.
* Cấu tạo của tụ điện: Cấu tạo của tụ điện gồm hai bản cực đặt song song, ở giữa có một lớp cách điện gọi là điện môi.
Người ta thường dùng giấy, gốm , mica, giấy tẩm hoá chất làm chất điện môi và tụ điện cũng được phân loại theo tên gọi của các chất điện môi này như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ hoá.
Cấu tạo tụ gốm Cấu tạo tụ hóa
* Hình dáng của tụ điện trong thực tế
Tụ điện trong thực tế có rất nhiều loại hình dáng khác nhau với nhiều loại kích thước từ to đến nhỏ. tùy vào mỗi loại điện dung và điện áp khác nhau nên có nhưng hình dạng khác nhau!
* Hình dáng của tụ điện trong thực tế
Tụ điện trong thực tế có rất nhiều loại hình dáng khác nhau với nhiều loại kích thước từ to đến nhỏ. tùy vào mỗi loại điện dung và điện áp khác nhau nên có nhưng hình dạng khác nhau!
Tụ gốm trong thực tế
Tụ điện trong mạch điện
Tụ điện thực tế
* Điện dung – Đơn vị – Kí hiệu của Tụ điện
* Điện dung: Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
* Điện dung – Đơn vị – Kí hiệu của Tụ điện
* Điện dung: Là đại lượng nói lên khả năng tích điện trên hai bản cực của tụ điện, điện dung của tụ điện phụ thuộc vào diện tích bản cực, vật liệu làm chất điện môi và khoảng cách giữ hai bản cực theo công thức
C = ξ . S / d
Trong đó C: là điện dung tụ điện, đơn vị là Fara (F)
ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện
d : là chiều dày của lớp cách điện
S : là diện tích bản cực của tụ điện
* Đơn vị điện dung của tụ: Đơn vị là Fara (F), 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF).
1 Fara = 1000.000µ Fara = 1000.000.000n F = 1000.000.000.000 pF
1 µ Fara = 1000 n Fara
1 n Fara = 1000 p Fara
ξ : Là hằng số điện môi của lớp cách điện
d : là chiều dày của lớp cách điện
S : là diện tích bản cực của tụ điện
* Đơn vị điện dung của tụ: Đơn vị là Fara (F), 1Fara là rất lớn do đó trong thực tế thường dùng các đơn vị nhỏ hơn như MicroFara (µF) , NanoFara (nF), PicoFara (pF).
1 Fara = 1000.000µ Fara = 1000.000.000n F = 1000.000.000.000 pF
1 µ Fara = 1000 n Fara
1 n Fara = 1000 p Fara
+ Tụ hoá ( là tụ có hình trụ ) trị số được ghi trực tiếp trên thân . VD : 10 Micro, 100 Micro , 470 micro vv…
+ Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt ) trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số VD : 103J, 223K, 471J vv… Trong đó ba số đầu ký hiệu cho giá trị , chữ J hoặc K ở cuối kà ký hiệu cho sai số .
+ Có một cách ký hiệu khác VD .01J, .22K, nếu ký hiệu như vậy thì lấy đơn vị là Micro : .01J nghĩa là 0,01 Micro = 10 Nano, .022K là 0,022 Micro = 22 Nano
* Ký hiệu: Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)
Trên các mạch điện tụ điện có kí hiệu rất đơn giản và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được
+ Tụ giấy và tụ gốm ( hình dẹt ) trị số được ký hiệu trên thân bằng ba số VD : 103J, 223K, 471J vv… Trong đó ba số đầu ký hiệu cho giá trị , chữ J hoặc K ở cuối kà ký hiệu cho sai số .
+ Có một cách ký hiệu khác VD .01J, .22K, nếu ký hiệu như vậy thì lấy đơn vị là Micro : .01J nghĩa là 0,01 Micro = 10 Nano, .022K là 0,022 Micro = 22 Nano
* Ký hiệu: Tụ điện có ký hiệu là C (Capacitor)
Trên các mạch điện tụ điện có kí hiệu rất đơn giản và chúng ta có thể dễ dàng nhận thấy được
Kí hiệu tụ điện và ghép nối trong mạch
Tụ điện có nhiều loại như Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mi ca , Tụ hoá nhưng về tính chất thì ta phân tụ là hai loại chính là tụ không phân cực và tụ phân cực
Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực )
Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu
Tụ giấy, Tụ gốm, Tụ mica. (Tụ không phân cực )
Các loại tụ này không phân biệt âm dương và thường có điện dung nhỏ từ 0,47 µF trở xuống, các tụ này thường được sử dụng trong các mạch điện có tần số cao hoặc mạch lọc nhiễu
Ngoài ra còn nhiều loại hình dáng khác nhau!
Tụ hoá ( Tụ có phân cực )
Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ..
Tụ hoá ( Tụ có phân cực )
Tụ hoá là tụ có phân cực âm dương , tụ hoá có trị số lớn hơn và giá trị từ 0,47µF đến khoảng 4.700 µF , tụ hoá thường được sử dụng trong các mạch có tần số thấp hoặc dùng để lọc nguồn, tụ hoá luôn luôn có hình trụ..
Tụ hoá – Là tụ có phân cực âm dương.
Tụ hóa là tụ phân cực âm dương
Tụ hóa là tụ phân cực âm dương
Tụ xoay
Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.
Tụ xoay là tụ có thể xoay để thay đổi giá trị điện dung, tụ này thường được lắp trong Radio để thay đổi tần số cộng hưởng khi ta dò đài.
Tụ xoay trong thực tế
Thứ Năm, 14 tháng 9, 2017
Đo bằng đồng hồ vạn năng
Hướng dẫn đo bằng đồng hồ (VOM)
1) Giới thiệu về đồng hồ vạn năng ( VOM)
Đồng hồ vạn năng ( VOM ) là thiết bị đo không thể thiếu được với bất kỳ một kỹ thuật viên điện tử nào, đồng hồ vạn năng có 4 chức năng chính là Đo điện trở, đo điện áp DC, đo điện áp AC và đo dòng điện.
Ưu điểm của đồng hồ là đo nhanh, kiểm tra được nhiều loại linh kiện, thấy được sự phóng nạp của tụ điện , tuy nhiên đồng hồ này có hạn chế về độ chính xác và có trở kháng thấp khoảng 20K/Vol do vây khi đo vào các mạch cho dòng thấp chúng bị sụt áp.
2) Hướng dẫn đo điện áp xoay chiều.
Sử dụng đồng hồ vạn năng đo áp AC
Khi đo điện áp xoay chiều ta chuyển thang đo về các thang AC, để thang AC cao hơn điện áp cần đo một nấc, Ví dụ nếu đo điện áp AC220V ta để thang AC 250V, nếu ta để thang thấp hơn điện áp cần đo thì đồng hồ báo kịch kim, nếu để thanh quá cao thì kim báo thiếu chính xác.
* Chú ý – chú ý :
Tuyết đối không để thang đo điện trở hay thang đo dòng điện khi đo vào điện áp xoay chiều => Nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay lập tức !
Để nhầm thang đo dòng điện, đo vào
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
nguồn AC => sẽ hỏng đồng hồ
Để nhầm thang đo điện trở, đo vào nguồn AC
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
=> sẽ hỏng các điện trở trong đồng hồ
* Nếu để thang đo áp DC mà đo vào nguồn AC thì kim đồng hồ không báo , nhưng đồng hồ không ảnh hưởng .
Để thang DC đo áp AC đồng hồ không lên kim
tuy nhiên đồng hồ không hỏng
tuy nhiên đồng hồ không hỏng
3) Hướng dẫn đo điện áp một chiều DC bằng đồng hồ vạn năng.
Khi đo điện áp một chiều DC, ta nhớ chuyển thang đo về thang DC, khi đo ta đặt que đỏ vào cực dương (+) nguồn, que đen vào cực âm (-) nguồn, để thang đo cao hơn điện áp cần đo một nấc. Ví dụ nếu đo áp DC 110V ta để thang DC 250V, trường hợp để thang đo thấp hơn điện áp cần đo => kim báo kịch kim, trường hợp để thang quá cao => kim báo thiếu chính xác.
Dùng đồng hồ vạn năng đo điện áp một chiều DC
* Trường hợp để sai thang đo :
Nếu ta để sai thang đo, đo áp một chiều nhưng ta để đồng hồ thang xoay chiều thì đồng hồ sẽ báo sai, thông thường giá trị báo sai cao gấp 2 lần giá trị thực của điện áp DC, tuy nhiên đồng hồ cũng không bị hỏng .
Để sai thang đo khi đo điện áp một chiều => báo sai giá trị.
* Trường hợp để nhầm thang đo
Chú ý – chú ý : Tuyệt đối không để nhầm đồng hồ vào thang đo dòng điện hoặc thang đo điện trở khi ta đo điện áp một chiều (DC) , nếu nhầm đồng hồ sẽ bị hỏng ngay !!
Trường hợp để nhầm thang đo dòng điện
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !
khi đo điện áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng !
Trường hợp để nhầm thang đo điện trở khi đo điện
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
áp DC => đồng hồ sẽ bị hỏng các điện trở bên trong!
4) Hướng dẫn đo điện trở và trở kháng.
Với thang đo điện trở của đồng hồ vạn năng ta có thể đo được rất nhiều thứ.
- Đo kiểm tra giá trị của điện trở
- Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn dây dẫn
- Đo kiểm tra sự thông mạch của một đoạn mạch in
- Đo kiểm tra các cuộn dây biến áp có thông mạch không
- Đo kiểm tra sự phóng nạp của tụ điện
- Đo kiểm tra xem tụ có bị dò, bị chập không.
- Đo kiểm tra trở kháng của một mạch điện
- Đo kiểm tra đi ốt và bóng bán dẫn.
* Để sử dụng được các thang đo này đồng hồ phải được lắp 2 Pịn tiểu 1,5V bên trong, để xử dụng các thang đo 1Kohm hoặc 10Kohm ta phải lắp Pin 9V.
4.1 – Đo điện trở :
Đo kiểm tra điện trở bằng đồng hồ vạn năng
Để đo tri số điện trở ta thực hiện theo các bước sau :
- Bước 1 : Để thang đồng hồ về các thang đo trở, nếu điện trở nhỏ thì để thang x1 ohm hoặc x10 ohm, nếu điện trở lớn thì để thang x1Kohm hoặc 10Kohm. => sau đó chập hai que đo và chỉnh triết áo để kim đồng hồ báo vị trí 0 ohm.
- Bước 2 : Chuẩn bị đo .
- Bước 3 : Đặt que đo vào hai đầu điện trở, đọc trị số trên thang đo , Giá trị đo được = chỉ số thang đo X thang đo
Ví dụ : nếu để thang x 100 ohm và chỉ số báo là 27 thì giá trị là = 100 x 27 = 2700 ohm = 2,7 K ohm - Bước 4 : Nếu ta để thang đo quá cao thì kim chỉ lên một chút , như vậy đọc trị số sẽ không chính xác.
- Bước 5 : Nếu ta để thang đo quá thấp , kim lên quá nhiều, và đọc trị số cũng không chính xác.
- Khi đo điện trở ta chọn thang đo sao cho kim báo gần vị trí giữa vạch chỉ số sẽ cho độ chính xác cao nhất.
4.2 – Dùng thang điện trở để đo kiểm tra tụ điện
Ta có thể dùng thang điện trở để kiểm tra độ phóng nạp và hư hỏng của tụ điện , khi đo tụ điện , nếu là tụ gốm ta dùng thang đo x1K ohm hoặc 10K ohm, nếu là tụ hoá ta dùng thang x 1 ohm hoặc x 10 ohm.
Dùng thang x 1K ohm để kiểm tra tụ gốm
Phép đo tụ gốm trên cho ta biết :
- Tụ C1 còn tốt => kim phóng nạp khi ta đo
- Tụ C2 bị dò => lên kim nhưng không trở về vị trí cũ
- Tụ C3 bị chập => kim đồng hồ lên = 0 ohm và không trở về.
Dùng thang x 10 ohm để kiểm tra tụ hoá
Ở trên là phép đo kiểm tra các tụ hoá, tụ hoá rất ít khi bị dò hoặc chập mà chủ yếu là bị khô ( giảm điện dung) khi đo tụ hoá để biết chính xác mức độ hỏng của tụ ta cần đo so sánh với một tụ mới có cùng điện dung.
- Ở trên là phép đo so sánh hai tụ hoá cùng điện dung, trong đó tụ C1 là tụ mới còn C2 là tụ cũ, ta thấy tụ C2 có độ phóng nạp yếu hơn tụ C1 => chứng tỏ tụ C2 bị khô ( giảm điện dung )
- Chú ý khi đo tụ phóng nạp, ta phải đảo chiều que đo vài lần để xem độ phóng nạp.
5 – Hướng dẫn đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng.
Cách 1 : Dùng thang đo dòng
Để đo dòng điện bằng đồng hồ vạn năng, ta đo đồng hồ nối tiếp với tải tiêu thụ và chú ý là chỉ đo được dòng điện nhỏ hơn giá trị của thang đo cho phép, ta thực hiện theo các bước sau
- Bươc 1 : Đặt đồng hồ vào thang đo dòng cao nhất .
- Bước 2: Đặt que đồng hồ nối tiếp với tải, que đỏ về chiều dương, que đen về chiều âm .
- Nếu kim lên thấp quá thì giảm thang đo
- Nếu kim lên kịch kim thì tăng thang đo, nếu thang đo đã để thang cao nhất thì đồng hồ không đo được dòng điện này.
- Chỉ số kim báo sẽ cho ta biết giá trị dòng điện .
Cách 2 : Dùng thang đo áp DC
Ta có thể đo dòng điện qua tải bằng cách đo sụt áp trên điện trở hạn dòng mắc nối với tải, điện áp đo được chia cho giá trị trở hạn dòng sẽ cho biết giá trị dòng điện, phương pháp này có thể đo được các dòng điện lớn hơn khả năng cho phép của đồng hồ và đồng hồ cũmg an toàn hơn.
Cách đọc trị số dòng điện và điện áp khi đo như thế nào ?
* Đọc giá trị điện áp AC và DCKhi đo điện áp DC thì ta đọc giá trị trên vạch chỉ số DCV.A
- Nếu ta để thang đo 250V thì ta đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 250, tương tự để thang 10V thì đọc trên vạch có giá trị cao nhất là 10. trường hợp để thang 1000V nhưng không có vạch nào ghi cho giá trị 1000 thì đọc trên vạch giá trị Max = 10, giá trị đo được nhân với 100 lần
- Khi đo điện áp AC thì đọc giá trị cũng tương tự. đọc trên vạch AC.10V, nếu đo ở thang có giá trị khác thì ta tính theo tỷ lệ. Ví dụ nếu để thang 250V thì mỗi chỉ số của vạch 10 số tương đương với 25V.
- Khi đo dòng điện thì đọc giá trị tương tự đọc giá trị khi đo điện áp