Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Bảy, 5 tháng 9, 2020

SAU 25 TUỔI, HÃY CƯỚI MỘT NGƯỜI "RẤT RA GÌ", CÒN NẾU KHÔNG THÌ THÀ Ở VẬY

 SAU 25 TUỔI, HÃY CƯỚI MỘT NGƯỜI "RẤT RA GÌ", CÒN NẾU KHÔNG THÌ THÀ Ở VẬY

Thật may mắn cho chàng trai nào cưới được một cô gái khi cô ấy chưa đến 25 tuổi. Tức là cô ấy chưa đến tuổi đủ trưởng thành, đủ chín chắn, đủ gai góc để nhìn nhận sự đời. Cô gái khi ấy còn ngây thơ, ngờ nghệch nên dễ bị 'lừa'. Vậy nếu cưới được nàng trước tuổi 25 rồi thì hãy yêu chiều nàng một chút, để nàng thấy quyết định lấy mình là đúng đắn lắm, nếu không lấy chàng thì sẽ hối hận cả đời.
Còn những cô gái sau 25 tuổi thì lại khác, muốn cưới nàng khó cực kỳ. Đừng nghĩ sau tuổi này phụ nữ ế rồi thì lấy ai cũng được, ai rước đi là may mắn lắm. Đó là suy nghĩ của những cô nàng nôn nóng cưới xin thôi. Còn những cô nàng độc lập tự chủ, trải qua vài đổ vỡ, xem tình yêu luôn là 'vạn sự tùy duyên' thì lại khác hoàn toàn. Nàng nhất quyết không cưới nếu chưa tìm được một kẻ 'rất ra gì'.
Chà, cái điều kiện 'rất ra gì' của nàng cũng cao siêu lắm. Cho dù bố mẹ luôn cằn nhằn, bạn bè thì mai mối đủ các kiểu nhưng tuổi này bỗng nàng 'lì' với chuyện tình yêu. Đối với chuyện hôn nhân, nàng không còn nghĩ nó màu hồng như hồi 22, 23 tuổi nữa. Nàng sợ miệng lưỡi của những kẻ trăng hoa ngọt ngào, nàng sợ những lời thề thốt, nàng sợ hai từ 'mãi mãi'. 'Mãi mãi' rốt cuộc cũng chỉ là vài tháng, có khi vài năm thôi, làm sao biết được mai đây sẽ thế nào.
Ở tuổi này nàng bỗng khó tính hẳn ra. Đàn ông mà mặc quần áo bảnh bao quá cũng không đáng tin, đàn ông mà vừa gặp hai ba hôm đã nói yêu đương say đắm cũng chẳng đáng tin. Đàn ông mà không có nổi thời gian dành cho mình thì cũng vứt, vứt hết! Nàng thà cứ một mình đi sớm về hôm, đơn côi lẻ bóng còn hơn yêu một kẻ chẳng ra gì, tức là ngược với kẻ 'rất ra gì' nàng sẽ lấy làm chồng ấy.
Trong thời gian "một mình" thì nàng yêu chiều bản thân kinh khủng, nàng sẵn sàng chi một khoản tiền lớn để mua chiếc váy nàng thích (điều mà trước đây nàng không dám, vì tiếc), nàng chăm chút cho làn da của mình, nàng làm mọi thứ nàng muốn chỉ để bản thân mình vui vẻ. Muốn uống trà thì sẽ mua trà, muốn ngủ thì ngủ, vẽ thì vẽ, làm gì cũng cảm thấy thoải mái, tự nhiên. Sau 25 nàng biết hưởng thụ ghê!
Nghĩ thì tưởng nàng ghê gớm lắm, hóa ra nàng ghê gớm thật! Ấy vậy mà nhiều lúc nàng vẫn buồn, buồn kinh khủng nghĩ tại sao bạn bè đều tìm được mái ấm của mình rồi mà mình mãi vẫn cứ lẻ loi đến thế này. Lắm khi nàng mạnh mẽ quá, nàng gai góc quá, chỉ vì nàng sợ dựa dẫm vào người khác, trong sâu thẳm thì trái tim nàng cũng chỉ là con mèo hen mà thôi.
Nàng còn nghĩ đến chuyện nếu không gặp được người "rất ra gì" đó thì nàng quyết không cưới ai. Người ấy phải là người cho nàng cảm thấy nàng được bảo vệ, người có thể dang tay mà đón lấy nàng ngay cả khi nàng hâm dở nhất, điên rồ nhất, tào lao nhất. Là người nàng vội vàng về đi chợ, nấu cơm vì sợ anh ấy đói, là người nàng có thể bỏ thời gian ra chỉ để ngồi đợi người ta làm việc, là người có thể khiến nàng bỗng trở nên ngờ nghệch như mấy em gái 20...
Nói thì có vẻ to tát lắm, nhưng rốt cuộc cũng chỉ là người yêu nàng thật lòng, đủ để sẵn sàng bước với nàng qua bão giông cuộc đời mà thôi.
Đối với những cô gái sau 25, chuyện kết hôn là chuyện hệ trọng (thật ra thì tuổi nào cũng là chuyện hệ trọng hết). Cô ấy thà chậm một chút, còn hơn lỡ dở cả đời. Tuổi này nàng "tỉnh táo" lắm, nên hãy thực sự thành thật mà yêu lấy nàng, thế mới mong nắm tay nàng bước vào lễ đường được.
Cre: Sưu tầm

SAO KHÔNG SẢI CÁNH BAY???

 SAO KHÔNG SẢI CÁNH BAY???

1. Hãy một lần bước ra thế giới để trải nghiệm một góc nhìn mới.
2. Hãy tìm kiếm 3 sở thích của bạn: Một cái để kiếm tiền, một cái để bạn phát triển và một cái để sáng tạo.
3. Cuộc sống chỉ mang đến cho bạn 10% cơ hội, 90% còn lại là cách mà bạn phản ứng với nó.
4. Để có thể thành công, bạn buộc phải tin rằng bạn có thể
thành công.
5. Không có gì là không thể với một người luôn biết cố gắng.
6. Nghĩ quá nhiều sẽ hủy hoại bạn. Hủy hoại thực tại, thay đổi mọi thứ xung quanh, khiến bạn lo lắng và làm mọi thứ trở nên tồi tệ hơn bạn nghĩ.
7. Hãy luyện tập như thể bạn chưa bao giờ chiến thắng. Hãy hành động như thể chưa bao giờ bạn thất bại.
8. Chỉ cần bạn không dừng lại thì việc bạn tiến chậm cũng không là vấn đề.
9. Bất kỳ ai cố gắng "dìm" bạn xuống thì họ đều thua kém bạn.
10. Cách để bắt đầu đó là dừng việc nói lại và hãy bắt đầu làm.
11. Hãy lắng nghe một cách cẩn thận điều người khác nói với bạn về một ai đó. Đấy chính là cách mà họ sẽ nói với ai đó về bạn.
12. Giữ đôi mắt của bạn hướng lên bầu trời và đôi chân trên mặt đất.
13. Có hai điều cần nhớ trong cuộc sống: Hãy chăm sóc suy nghĩ của bạn khi bạn một mình và hãy cẩn trọng với lời nói khi ở chốn đông người.
14. Hãy không ngừng học hỏi. Nếu bạn là người thông minh nhất trong phòng thì thực sự là bạn đã ở nhầm chỗ.
15. Đừng đánh mất bản thân mình khi cố gắng níu giữ người mà không hề quan tâm tới việc sắp mất bạn.
16. Hãy làm những thứ khó khăn khi chúng còn dễ dàng và làm những thứ vĩ đại khi chúng còn nhỏ bé. Hành trình ngàn dặm bắt đầu bằng những bước chân.
17. Hãy dừng để ý tới những khó khăn của bạn mà hãy biết ơn những gì bạn có.
18. Không chuẩn bị nghĩa là bạn đã sẵn sàng cho việc thất bại.
19. Bạn muốn biết bạn là ai? Đừng hỏi nữa. Hãy hành động! Hành động sẽ định nghĩa con người bạn.
20. Trong khi bạn nhìn họ như những gã "điên" thì chúng tôi nhìn họ như những thiên tài. Bởi vì chỉ có những người điên đến mức nghĩ là có thể thay đổi thế giới thì mới là những người làm được.
21. Không bao giờ, không bao giờ, không bao giờ từ bỏ.
----------------------

7 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC QUÊN

 7 NGUYÊN TẮC QUẢN TRỊ TÀI CHÍNH TRONG DOANH NGHIỆP TUYỆT ĐỐI KHÔNG ĐƯỢC QUÊN

Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp càng chặc chẽ và hợp lí thì tiền bạc, tài sản và cơ sở vật chất của công ty càng được sử dụng một cách có hiệu quả.
Thông thường các công ty lớn có thể thuê một kế toán viên hoặc nhà phân tích kinh doanh để xử lý việc này. Còn các chủ doanh nghiệp vừa và nhỏ thường tự tiến hành phân tích tài chính doanh nghiệp mình. Tuy nhiên, dù doanh nghiệp có quy mô thế nào hay hoạt động trong lĩnh vực gì thì cũng cần tuân theo các nguyên tắc quản lý tài chính sau đây:
1. Quản trị tài chính doanh nghiệp một cách có hệ thống:
Nguyên tắc quản trị tài đầu tiên đó là triển khai mọi việc một cách có hệ thống, khoa học và hợp lý. Cụ thể là các thẻ tín dụng, tài khoản ngân hàng, các khoản vay cá nhân và tổ chức, tài khoản người môi giới, thế chấp, quỹ lương đều phải được thống kê và theo dõi liên tục.
Hiện nay có nhiều phần mềm kế toán, phần mềm quản lý doanh nghiệp ERP có thể cung cấp giải pháp quản lý tài chính toàn diện. Chúng giúp doanh nghiệp theo dõi tất các các khoản mục trên, thực hiện thanh toán đúng thời hạn. Ngoài ra còn giúp đưa ra các quyết định chi tiêu và nhiều chức năng khác.
Việc sử dụng các phần mềm để quản lý tài chính doanh nghiệp sẽ giúp bạn quản lí được hiệu quả và chính xác hơn. Đồng thời bạn cũng sẽ tiết kiệm được nhiều thời gian hơn. Từ đó có thể tập trung cho các công việc quan trọng khác.
2. Quản trị tài chính bằng cách cân bằng thu chi hợp lí:
Khi bạn có một công cụ quản lý chi tiêu thì bạn sẽ dễ dàng nhận thấy được cán cân của việc chi tiêu. Và đây chính là nguyên tác số 2 trong quản trị tài chính doanh nghiệp. Đó là chi phải ít hơn thu. Trong trường hợp doanh nghiệp của bạn đang chi nhiều hơn và bạn biết cách theo dõi tài chính của doanh nghiệp. Thì sẽ rất dễ dàng nhận biết được mình đang chi tiêu lãng phí ở đâu. Cách tốt nhất để đảm bảo rằng bạn có thể giải quyết tất cả các khoản nợ hoặc tránh nợ nần ngay từ đầu, đó là không bao giờ chi tiêu nhiều hơn lợi nhuận bạn kiếm được.
3. Dùng tiền để tạo ra tiền:
Giá trị thời gian của tiền thể hiện sự thay đổi giá trị của tài sản doanh nghiệp theo thời gian, phụ thuộc vào lãi suất và các yếu tố khác. Vì thế bạn hãy tận dụng nguyên lý giá trị thời gian của tiền tệ để tạo ra thêm tiền. Liên tục đầu tư các khoản tiền rảnh rỗi của doanh nghiệp. Đây là nguyên tắc bắt buộc trong quản lý tài chính để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn nữa. Các khoản đầu tư hiệu quả, có tỷ suất lợi nhuận cao sẽ tạo ra dòng tiền thu về rất lớn và củng cố cho sức mạnh tài chính của doanh nghiệp của bạn.
4. Hạn chế nợ đối với tài sản tạo thu nhập (tiêu sản):
Nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp quan trọng tiếp theo đó là tiêu sản là những gì bạn bỏ tiền từ trong túi ra để sở hữu chúng. Sau đó bạn lại phải tiếp tục bỏ tiền ra để duy trì chúng. Cụ thể, các tiêu sản bao gồm: nợ vay ngân hàng (chi phí sử dụng vốn), nợ thẻ tín dụng, tiền thuê nhà và cơ sở vật chất, các tài sản bị hao mòn khác, thuế… Các loại chi phí này sẽ tăng dần theo thời gian mà bạn sở hữu hoặc sử dụng chúng.
Do đó, nếu bạn phải mắc nợ, hãy mắc nợ một cách không ngoan. Dành ngân sách cho các mặt hàng giữ giá trị của chúng theo thời gian. Ví dụ như bất động sản, các khoản đầu tư tài chính, đào tạo nhân viên hoặc văn hóa công ty.
5. Quản trị tài chính bằng cách cân bằng giữa rủi ro và tỷ suất sinh lợi:
Nhà quản lý tài chính chắc chắn phải biết đến nguyên tắc cân bằng giữa rủi ro và lợi suất. Rủi ro càng cao thì lợi suất càng lớn. Một mức rủi ro thấp sẽ đi kèm với một tỷ suất sinh lợi thấp. Nói cách khác, nguyên tắc này cho thấy một khoản tiền đầu tư chỉ có thể đạt được mức sinh lợi cao khi bạn cũng có đủ khả năng chấp nhận một khả năng thua lỗ tương ứng.
Bạn có thể đa dạng hóa lĩnh vực đầu tư hoặc danh mục sản phẩm của mình. Nếu một sản phẩm thất bại sẽ không ảnh hưởng nghiêm trọng đến danh mục đầu tư tổng thể của bạn. Và đó chính là nguyên tắc quản lý tài chính doanh nghiệp thứ năm.
6. Lưu ý đến thuế:
Tất cả các khoản tiền nào bạn kiếm được cũng sẽ bị đánh thuế. Bạn cần phải xem xét các tác động thuế liên quan cho mỗi khoản đầu tư. Cho nên lưu ý nên đến các khoản thuế là một nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp đáng lưu ý tiếp theo.
Có thể lấy ví dụ cùng là quyết định đầu tư vào xây dựng nhà xưởng – một loại tài sản cố định doanh nghiệp có thể sẽ phải đối mặt với lựa chọn mức ưu đãi thuế hoặc ưu đãi thuế sử dụng đất, tài nguyên ở những địa phương khác nhau. Đôi lúc chính sách thuế ưu đãi của địa phương sẽ là đòn bẩy giúp doanh nghiệp hoạt động tốt hơn song cũng có thể sẽ tác động theo chiều ngược lại.
7. Luôn có phương án dự phòng trong việc quản lý tài chính doanh nghiệp:
Cho dù bạn có mộ kế hoạch tài chính tốt đến đâu thì bạn sẽ phải đối mặt với những trường hợp khẩn cấp không lường trước được. Vì vậy hãy luôn duy trì các quỹ tiết kiệm dự phòng, dự trữ và sử dụng các dịch vụ bảo hiểm. Với những kế hoạch này bạn có thể vượt qua các khủng hoảng bất ngờ do làm ăn thua lỗ. Hoặc do bất khả kháng như thiên tai, hỏa hoạn…
Việc duy trì các khoản dự phòng có thể giúp bạn phòng ngừa rủi ro. Quản lý tác động của thiệt hại. Hãy đảm bảo rằng những rủi ro tài chính bất ngờ không làm hỏng mục tiêu dài hạn và an ninh tài chính của doanh nghiệp. Vì thế đây là một nguyên tắc quản trị tài chính doanh nghiệp bạn cần quan tâm.


Có rất nhiều người đặt câu hỏi

 Có rất nhiều người đặt câu hỏi cho tôi: "kinh doanh gì thì giàu", thật ra với câu hỏi đó sẽ khiến họ rơi vào bế tắc.

Những người kinh doanh thành công, họ thường đặt cho mình câu hỏi: "Tôi phục vụ ai", sau đó tìm ra các vấn đề mà nhóm người đó gặp phải, tiếp đến mới đi tìm sản phẩm, dịch vụ giải quyết vấn đề đó làm cho họ hài lòng, sung sướng.

9 Điều Người Giàu Không Bao Giờ Làm

 9 Điều Người Giàu Không Bao Giờ Làm

- Người nghèo nghĩ đến việc tiêu tiền, người giàu nghĩ đến việc đầu tư tiền.
- Người nghèo sợ hết tiền, người giàu nghĩ cách dùng tiền để kiếm nhiều tiền hơn.
- Người nghèo muốn giàu, người giàu cam kết quyết tâm trở nên giàu có....
1. Chúng ta bị kế thừa bởi những người xung quanh chúng ta
Vì cha mẹ ta nghèo nên ta lớn lên trong một môi trường nghèo với những đứa bạn học nghèo. Thế là tư duy nghèo được copy vào trong đầu chúng ta.
Hậu quả là chúng ta không xác định được rằng chúng ta phải có nghĩa vụ trở nên giàu có. Chúng ta cũng dễ dàng nhìn thấy đó là xu hướng rằng đứa con trong gia đình giàu thì chúng sẽ học ở những ngôi trường giàu với những đứa trẻ giàu, chúng được kế thừa những tư duy giàu này.
Trừ khi bạn xác định giàu có là có ý nghĩa đối với bạn, có kế hoạch làm giàu, còn không thì bạn chẳng bao giờ trở nên giàu có.
Điều này có nghĩa là bạn phải có khát khao làm giàu, và kế hoạch làm giàu.
2. Lười
Họ không sẵn sàng làm những gì chưa làm để trở lên giàu có. Mỗi khi có cơ hội, hay việc gì đó mới, họ lại co người lại và không làm.
3. Không sẵn sàng trả giá
Trả giá thời gian, mồ hôi, nước mắt...mới có kết quả mong muốn.
4. Trì hoãn quá lâu mà không bắt đầu
Điều gì cần làm thì phải làm sớm.
Chính sự trì hoãn về thời gian nó càng đem cho ta sự thiếu hụt về thời gian. Chúng ta càng làm sớm bao nhiêu thì ta càng nhiều thời gian bấy nhiêu. Trì hoãn là kẻ thù của thành công.
5. Bị nỗi sợ hãi ngăn cản
Bên kia nỗi sợ hãi là con người bạn muốn trở thành
Nếu hôm nay bạn vượt qua được sự sợ hãi thì bên kia là con người của bạn, bên kia là tài sản của bạn, là danh vọng của bạn.
6. Chờ đợi đến khi có đủ
Chỉ có làm thì mới có.
Đừng chờ đợi đến khi có đủ mới làm, mà hãy làm để có đủ.
7. Tập trung vào thu nhập 1 lần, thay vì thu nhập nhiều lần
VD như ta bán được một lần rồi họ không mua nữa, ta suốt ngày phải đi tìm khách hàng mới. Nên chúng ta phải tập trung vào duy trì mối quan hệ khách hàng để họ tiếp tục mua hàng những lần tới.
8. Đổ lỗi
Khi kết quả không mong muốn của mình xảy ra thì đổ luôn tại vì…
9. Bỏ cuộc khi gặp thách thức.
Khó khăn sinh ra cho kẻ thất bại, thử thách dành cho những người thành công. Vì vậy nếu có khó khăn, ta hãy coi đó là những thách thức để vượt qua. Khi đã vượt qua được thì đó chính là con người bạn trưởng thành.

20 KINH NGHIỆM "NẰM LÒNG" CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐỈNH CAO

 20 KINH NGHIỆM "NẰM LÒNG" CỦA KỸ NĂNG GIAO TIẾP ĐỈNH CAO

1. Lời nói - nết người. Ở chừng mực nào đó, lời nói phản ánh sự tu dưỡng, thái độ, tính cách, cuộc đời chúng ta, sách chúng ta đọc, nơi chúng ta đến và cả tâm hồn sâu kín của chúng ta.
2. Kẻ nông cạn thích làm màu, người sâu sắc ưa giản dị. Trau dồi kiến thức, trui rèn đạo đức, đến độ chín, ngôn ngữ đời thường của chúng ta tất có hương, có sắc.
3. Khéo ăn nói không đòi hỏi tài năng bẩm sinh, chúng ta có thể vận dụng, có thể mượn từ người khác, nơi khác. Cách học hiệu quả nhất là không ngừng tích lũy, ghi chép, học hỏi. Đồng thời cũng cần luyện óc quan sát nhạy bén, chú ý đến sự ăn ý. Khi vận dụng biện pháp so sánh, cần phải hợp người hợp cảnh, hợp mối quan hệ.
4. Đọc sách nhiều, trải nhiệm nhiều, chúng ta sẽ không rơi vào tình cảnh ngượng ngùng khi không thể đối thoại với người khác vì kiến thức hạn hẹp và ngôn từ nghèo nàn. Trái lại, vì chúng ta từng trải qua, từng thấu hiểu, nên chúng ta không lo lắng, không sợ hãi, nhờ vậy có thể xuất khẩu thành thơ, đối đáp tức thì mà không khiến người khác khó chịu.
5. Nghiên cứu tâm lý học chỉ ra rằng: Hiệu quả truyền đạt thông tin = 7% ngôn từ + 38% giọng nói + 55% biểu cảm. Vì luôn có những điều mà chúng ta không thể diễn đạt bằng lời, có những lời chúng ta không biết phải diễn đạt thế nào, hoặc không tiện nói ra. Khi ấy, thông qua ngôn ngữ cơ thể, chúng ta có thể vừa trực quan, linh hoạt, vừa dễ dàng bày tỏ.
6. Những người biết ăn nói, trong bất cứ hoàn cảnh, tình huống nào họ cũng luôn là người đầu tiên đọc được tâm tư của người khác và biết cách biểu đạt sự quan tâm chân thành, cảm động bằng việc sử dụng những ngôn từ thích hợp nhất. Họ không nhiều lời, không đao to búa lớn, nhưng ấm áp, lay động, xoa dịu.
7. Chuyện nhà, chuyện nước, chuyện thiên hạ, xưa nay biết bao chuyện, nhưng chân thực nhất vẫn là chuyện đời thường. Lời quan, lời khách, lời hay dở, đong đếm biết bao lời, nhưng hay ho nhất vẫn là lời ăn tiếng nói hằng ngày.
8. Những người giỏi giao tiếp biết mình phải làm gì. Họ không bao giờ che giấu lỗi lầm của mình, cũng không bao giờ bao biện cho sai lầm của mình. Bởi vì, họ biết rằng lời xin lỗi nặng tựa núi cao, nhưng nếu bạn sẵn sàng gánh lấy, sức hấp dẫn của bạn sẽ chỉ có tăng mà không giảm.
9. Hãy kiệm lời để người khác lên tiếng, hãy khiêm tốn thu mình để người khác được tỏa sáng, sẵn sàng làm vai phụ điểm xuyết, để người khác trở thành vai chính, là nhân vật trung tâm, làm được như thế, bạn sẽ thấy, thực ra không có gì là không tốt.
10. Trước khi mở lời, hãy chậm lại vài giây và ôn lại trong đầu những gì chúng ta định phát biểu, kiểm tra xem có lời nào không nên nói, nghĩ xem những gì chúng ta định nói có hợp logic, tưởng tượng xem người khác sẽ nghĩ thế nào về những điều chúng ta nói, thử tìm xem còn cách diễn đạt nào hay hơn, phù hợp hơn. Sau tất cả những suy xét này, chúng ta hãy phát ngôn, hiệu quả chắc chắn sẽ cao hơn.
11. “Tai họa sinh ra từ sự bất cẩn trong lời nói”. Lời nói ra giống như bát nước đổ đi, vì thế không thể không thận trọng. Bệnh từ miệng mà vào, họa từ miệng mà ra. Trước khi phát ngôn nếu không suy nghĩ cẩn thận, mà hồ đồ, hấp tấp, thì nhiều khi sẽ nhận về quả đắng.
12. Đôi lúc chúng ta có thói quen “mồm miệng nhanh nhảu”, mà không biết rằng “người nói vô tình, người nghe thì hữu ý”. Trước khi mở lời mà không chịu suy nghĩ thận trọng, phát ngôn không kiềm chế, không giữ ý tứ, nghĩ gì nói nấy, có khả năng sẽ gây ra họa, tổn hại cho người mà bất lợi cho mình.
13. Cùng một câu hỏi, nhưng sắp xếp thứ tự trước sau biểu thị tình cảm, cảm xúc không giống nhau. Sự việc có mức độ nặng - nhẹ, nhanh - chậm, thong thả - gấp gáp. Tình cảm cũng có mức độ thật - giả, thắm - nhạt. Ngôn từ xuất phát từ trái tim, việc sắp đặt thứ tự trong lời nói phản ánh mức độ tình cảm ưu tiên trước - sau của người nói.
14. Trong giao tiếp có ba yếu tố hết sức quan trọng: Không khí, thể diện và sĩ diện.
Phải giữ cho bầu không khí được vui vẻ, sắp xếp khéo léo để cuộc trao đổi được vuông tròn, không để đôi bên đều mất thể diện.
Phải giữ thể diện cho đối phương, nên trao đổi với thái độ khiêm nhường, nhẹ nhàng, từ tốn, đừng khiến đối phương phải xấu mặt.
Phải tôn trọng sĩ diện của đối phương, dĩ hòa vi quý, đừng căng thẳng, gây hấn, ngang ngược.
15. Mỗi người mỗi tính cách, sở thích, quan niệm, tâm lý khác nhau, vì vậy một trong những bài học quan trọng và cơ bản của giao tiếp là “lời nói phải phù hợp với đối tượng”.
16. “Học được cách cảm ơn, cuộc đời bạn sẽ thuận buồm xuôi gió.”
17. Đôi khi, chăm chú lắng nghe là lời tán dương có giá trị hơn bất cứ ngôn từ nào. Những người giỏi giao tiếp không dựa vào khuôn miệng liến thoắng không ngừng nghỉ, mà họ cần hơn một đôi tai biết lắng nghe và cảm nhận tâm hồn người khác.
18. Có thể không phải tất cả những người biết lắng nghe đều trở thành cao thủ giao tiếp, nhưng chắc chắn tất cả các cao thủ giao tiếp đều biết lắng nghe.
19. Chỉ số EQ (trí tuệ cảm xúc) tỷ lệ thuận với khả năng giao tiếp của một người.
20. Ngôn ngữ đẹp nhất không phải thứ ngôn ngữ hoa mỹ, kiểu cách, đó phải là thứ ngôn ngữ khơi gợi nỗi xúc động sâu sắc. Giao tiếp hiệu quả nhất cũng không phải giao tiếp với tần suất liên tục, mà là giao tiếp chạm được vào trái tim đối tượng.
Nguồn: Bookland

5 NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO (CEO) CẦN CÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

 5 NĂNG LỰC LÃNH ĐẠO (CEO) CẦN CÓ ĐỂ PHÁT TRIỂN DOANH NGHIỆP BỀN VỮNG

I. NĂNG LỰC LẬP KẾ HOẠCH, TỔ CHỨC & ĐIỀU PHỐI.
1. Hình dung, xác định và xây dựng tầm nhìn, định hướng phát triển dài hạn của tổ chức
2. Biến các tầm nhìn thành các kế hoạch kinh doanh, chiến lược cụ thể cho các chức năng trong từng giai đoạn.
3. Có cái nhìn toàn diện về hoạt động kinh doanh, các vấn đề và rủi ro của công ty.
4. Dự báo các xu hướng và giải quyết các biến cố bên ngoài có ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động của cả tổ chức
5. Tạo điều kiện và trao quyền cho mọi người có thể làm chủ công việc. Có trách nhiệm giải trình cho mọi kết quả trong tổ chức.
6. Tạo, thiết lập và đồng bộ cấu trúc tổ chức để thực hiện chiến lược
II. QUẢN LÝ CÔNG VIỆC VÀ DỰ ÁN.
7. Chịu trách nhiệm và chủ động giải trình về hiệu quả hoạt động của tổ chức với HĐQT, cổ đông.
8. Thường xuyên đánh giá hiệu quả công việc của bản thân và tổ chức. Đánh giá hiệu quả sử dụng các nguồn lực và tiến hành các dự án hoặc các biện pháp để cải thiện hoặc khắc phục.
9. Thường xuyên đánh giá các công nghệ, quy trình và hệ thống, hoàn thiện và xây dựng được phương pháp làm việc tốt nhất của ngành.
10. Đại diện được quyết tâm của cả tổ chức về nâng cao chất lượng dịch vụ và định hướng khách hàng.
III. GIAO TIẾP & CỘNG TÁC:
11. Hình mẫu chuẩn mực cho phong cách cùng hợp tác làm việc với người khác
12. Giao tiếp có chiến lược, tích cực để thúc đẩy, hỗ trợ các mục tiêu của tổ chức, đặt biệt là xây dựng văn hóa hành xử.
13. Là người đại diện cho công ty giải quyết các sự vụ có liên quan đến quan hệ công chúng
14. Khởi xướng và hỗ trợ sự cộng tác ở khắp trong tổ chức và với các tổ chức khác
15. Hỗ trợ và thúc đẩy sự cộng tác và tinh thần làm việc nhóm, ứng dụng triệt để các chuyên môn và năng lực sẵn có
16. Tích cực phá bỏ các rào cản (về cấu trúc, chức năng, văn hóa) gây hạn chế cho việc chia sẻ kiến thức, chuyên môn và các nguồn lực.
IV. THỂ HIỆN TẦM VÓC/HÌNH ẢNH NGƯỜI LÃNH ĐẠO:
17. Hành động với cương vị là hình mẫu chuẩn mực cho tổ chức, cho văn hóa và tầm nhìn
18. Thể hiện ý thức trách nhiệm giải trình trọn vẹn đối với tổ chức và hiệu quả hoạt động của tổ chức
19. Tích cực khuyến khích ý kiến phản hồi xây dựng trong khắp tổ chức. 20. Không ngừng thách thức hiện trạng và thúc đẩy sự đổi mới
21. Sử dụng hữu hiệu mạng lưới quan hệ để thúc đẩy sự hợp tác trong nội bộ tổ chức, lòng trung thành và sự đồng thuận.
22. Khuyến khích sự tin tưởng, bầu không khí tích cực trong khắp tổ chức 23. Sử dụng linh hoạt phương pháp lãnh đạo để tạo cảm hứng, truyền động lực và mang đến hiệu quả công việc cao cho tất cả những người xung quanh.
V. QUẢN LÝ CON NGƯỜI VÀ KẾT QUẢ CÔNG VIỆC:
24. Hành động với cương vị là một hình mẫu chuẩn mực để kèm cặp người khác
25. Nuôi dưỡng sự cam kết đối với sứ mệnh, mục đích và các giá trị của tổ chức.
26. Tạo một môi trường gắn kết, có động lực cho tổ chức
27. Theo dõi sự phát triển của tổ chức và hiệu quả hoạt động và tối ưu hóa cấu trúc tổ chức và phân bổ nguồn lực hiệu quả
28. Nhắc nhở mọi người có trách nhiệm giải trình việc thực hiện đúng theo kế hoạch nhân lực và Quản trị tài năng hiệu quả
29. Thiết lập và vận hành các chính sách, quy trình đầy đủ, rõ ràng, giúp tổ chức vận hiệu quả và chủ động.
30. Thiết lập các chế độ tưởng thưởng và ghi nhận thành tích được áp dụng rộng rãi trong tổ chức
31. Ủy thác một cách hiệu quả quyền hành và trách nhiệm và khuyến khích người khác cũng làm như vậy.
VI. QUẢN LÝ SỰ THAY ĐỔI:
32. Xác định các nhu cầu cần thay đổi để hỗ trợ hoặc thúc đẩy phát triển của tổ chức
33. Truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng và ảnh hưởng của sự thay đổi đến toàn bộ tổ chức
34. Thiết lập các định hướng cho cả tổ chức về quá trình chuyển đổi & thay đổi
35. Xây dựng môi trường cổ vũ và khích lệ sự thay đổi và đổi mới.
Dùng công cụ STAR Evidences để đánh giá từng biểu hiện. Khi có 1 biểu hiện không đạt hoặc chưa rõ ràng thì sẽ phân tích sâu hơn biểu hiện đó và lập các kế hoạch hành động để cải thiện đúng biểu hiện chưa đạt này.
Note: STAR Evidences: là cách dùng các sự kiện thực tế để chứng minh cho các biểu hiện NLLĐ.
📷?Situation: Tình huống.
📷?Task: Nhiệm vụ được giao.
📷?Action: Các hành động đã thực hiện.
📷?Result: Kết quả công việc
Kinh Chúc các CEO có một doanh nghiệp thành công,
trường tồn.

NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ BẢN THÂN VÀ CẢNH GIỚI DÙNG NGƯỜI CAO THÂM CỦA TÀO THÁO

 NGHỆ THUẬT QUẢN TRỊ BẢN THÂN VÀ CẢNH GIỚI DÙNG NGƯỜI CAO THÂM CỦA TÀO THÁO

1. Kẻ làm việc lớn, trước tiên là phải dám làm chứ không phải ngồi khóc lóc
Đổng Trác vào kinh đô Lạc Dương, bắt ép thiên tử, điều khiển triều đình, gây họa bách tính, trong ngoài triều không ai không nghiến răng căm giận. Vương Doãn bí mật họp các quan viên kể tội Đổng Trác, ai nấy nghe Vương Doãn nói xong đều khóc lóc thương cảm, duy có Tào Tháo cười lớn, rồi xin mượn Thất Tinh đao một mình đi hành thích Đổng Trác.
2. Nắm giữ vị trí trung tâm, chiếm thế thượng phong, càng ở chức cao càng cần khôn khéo, biết điểm dừng, không vượt quá, đó mới là lãnh đạo giỏi
Đổng Trác lập Hán Hiến Đế lên ngôi, ép thiên tử mà làm loạn triều chính, hung tàn bạo ngược, cuối cùng bị giết. Viên Thuật tự lập làm vua, tham lam ngu tối, sau cùng tự sát. Viên Thiệu muốn lập vua mới, rồi cuối cùng đại bại. Chỉ có Tào Tháo vẫn phò Hán, khôn khéo nâng đỡ thiên tử mà chính sự vẫn nắm trong tay, ép thiên tử để lệnh chư hầu, bản thân làm thừa tướng chứ không soán ngôi tự lập, thành hùng chủ một phương.
3. Dùng người thì không nghi, nghi người thì không dùng
Tào Tháo và Viên Thiệu chống nhau ở Quan Độ, quân Tào sắp cạn lương, quân Viên Thiệu hay đến tập kích. Viên Thiệu có cơ hội để đánh Tào Tháo, nhưng vì không nghe lời Hứa Du, bỏ lỡ thời cơ, Hứa Du cũng bỏ sang doanh Tào. Tào Tháo nghe tin Hứa Du đến, không kịp đi giày, chân không ra đón tiếp, sau đó hoàn toàn tin tưởng mưu kế của Hứa Du, đại phá quân của Thiệu tại Quan Độ.
4. Tự mình phải làm gương, nhưng đừng tự hại tính mạng của mình
Tào Tháo cất quân đánh Viên Thiệu, xe ngựa qua ruộng lúa, bỗng con ngựa giật mình chạy vào ruộng lúa. Tào Tháo nói "Trước khi xuất quân ta có lệnh, đang mùa thu hoạch, quân đội không được đi vào ruộng lúa. Nay ta trái quân lệnh, nên xử tử!" Rồi rút kiếm đặt lên cổ. Các tướng quỳ xuống can ngăn, Tháo mới cắt búi tóc thay thủ cấp, để răn tướng sĩ.
5. Trong lúc nguy hiểm cần tỉnh táo và phản ứng nhanh nhạy, nếu không khó toàn tính mạng
Tào Tháo vào bái kiến Đổng Trác, đúng lúc Đổng Trác đang ngủ trưa. Đương lúc Tào Tháo rút đao định đâm Đổng Trác thì Trác tỉnh dậy hỏi "Mạnh Đức định làm gì?". Tháo vội quỳ sụp xuống, hai tay dâng đao, rằng "đây là Thất Tinh bảo đao, muốn dâng thừa tướng", rồi nhân lúc Trác chưa phát hiện ra, lên ngựa bỏ chạy ra ngoài thành.
6. Thiện đãi hiền tài, tất có người phò trợ
Quan Vũ bị bức phải quy Tào, nhưng "thân tại Tào doanh tâm tại Hán", giao ước trước với Tào Tháo rằng hễ có tin của Lưu Bị là lập tức về với Lưu Bị. Tào Tháo một mặt đồng ý, một mặt trọng đãi Quan Vũ. Đến lúc Quan Vũ treo ấn bỏ đi, qua ải chém tướng, Tào Tháo cũng không dẫn quân đuổi theo, ngược lại, còn đưa giấy thông quan, lệnh các tướng không ai được cản trở Quan Vũ. Tuy Quan Vũ không về với Tào Tháo, nhưng các tướng giỏi không ai phản lại Tào Tháo.
7. Tha được thì nên tha, cần giết thì phải giết
Đánh xong Viên Thiệu, quân Tào phát hiện có rất nhiều thư từ của quan viên bên Tào gửi cho Viên Thiệu. Tào Tháo xem rồi ra lệnh đốt hết, không truy cứu. Còn nhớ lúc trước, cùng Trần Cung bỏ trốn, Tào Tháo giết nhầm cả nhà Lã Bá Xa. Lúc Lã Bá Xa mua rượu về, Tào Tháo giết nốt để khỏi bị lộ, rồi than rằng: "Ta thà phụ người, không để người phụ ta" (lưu ý: không phải như trong tiểu thuyết miêu tả, Tào Tháo không hề nói "Ta thà phụ người trong thiên hạ, không để người trong thiên hạ phụ ta". Tào Tháo không nói tất cả người thiên hạ, mà chỉ nói riêng Lã Bá Xa, đó là lời than khi buộc phải giết người thân vì lâm vào đường cùng).
8. Hiểu thiên văn địa lí, thế lực hùng mạnh, nhưng tự coi mình là thông minh, khinh thường địch thủ thì kiêu binh tất bại
Thủy quân Tào Tháo bày trận ở Xích Bích, quân lính không quen đánh thủy, say sóng nhiều, liền dùng xích lớn nối liền chiến thuyền lại. Có người khuyên không nên nối thuyền, lỡ quân Ngô dùng hỏa công thì bất lợi, Tháo không nghe, cho rằng đang mùa đông chỉ có gió bắc, quân Ngô phóng hỏa thì ngược gió. Đến lúc trời nổi gió đông, Tháo vẫn cho rằng đến tiết đông chí, dương khí thăng nên trời có gió đông, kết quả chỉ cần một đêm gió đông, thủy quân Tào đã tan tác. Đó là trận Xích Bích nổi tiếng. Tuy chỉ có một đêm gió đông, nhưng Chu Du và Gia Cát Lượng biết lợi dụng, còn Tào Tháo không biết đề phòng.
9. Lúc chết người ta nói lời thiện, công danh chỉ là mây khói trước mắt, người đời sau tự khắc bình xét, đừng quan tâm quá đến miệng lưỡi thế gian, anh hùng cũng được, gian tặc cũng được, mà gian hùng càng hay
Anh hùng lúc lâm chung thường dặn dò người sống nối chí mình mà dựng nghiệp lớn, bình thiên hạ. Tào Tháo lúc lâm chung cũng chỉ dặn dò việc gia đình, dặn gia nô tì thiếp học lấy một nghề, sau này gia cảnh suy vi cũng không đến nỗi đói khổ. Cả đời Tào Tháo thắng có bại có, nhưng Tào Tháo không nuối tiếc chuyện chiến trường, chỉ tiếc có 2 việc: một là vợ cả tức giận mà bỏ về nhà bố mẹ đẻ, hai là con trưởng Tào Ngang chết trận.
Nguồn: Theo Cafebiz
Ảnh: Sưu tầm Internet

CHỦ ĐỘNG LÀ PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÀM NÊN CHUYỆN!

 CHỦ ĐỘNG LÀ PHẨM CHẤT CỦA NGƯỜI LÀM NÊN CHUYỆN!

1. Nhận thức
Thử tưởng tượng bạn đang định nấu những món ăn mới lạ, hấp dẫn cho bữa tối hôm nay. Khi đến siêu thị rồi bạn mới chợt nhận ra rằng chưa có món ăn nào được quyết định cả. Liệu bữa tối ấy có suôn sẻ như ý định ban đầu không? Chắc chắn là không. Bạn sẽ chẳng có gì trong tay nếu bản thân không hề biết mình muốn gì. Vì vậy, đầu tiên và quan trọng nhất, hãy quyết định những gì bạn muốn. Sự yên ổn, tiền bạc, địa vị, sức khỏe hay bất cứ điều gì khác?
Giả sử tiếp rằng bạn quyết định sẽ làm một chiếc bánh pizza phô mai. Nhưng bánh to cỡ nào? Toppings là gì? Nếu không xác định được, bạn đâu biết cần mua bao nhiêu và mua những gì. Ví dụ, nếu sự yên bình là đích đến, khi đó bạn sẽ hạnh phúc hơn, có thể kiểm soát cảm xúc của mình. Còn nếu bạn muốn có tiền, bạn sẽ có 3 xe Lamborghini, 1 biệt thự bên bờ biển, v.v.
2. Tự đánh giá
Bạn quyết định sẽ làm một chiếc pizza phô mai cỡ lớn với lớp vỏ ớt và hành tây. Bây giờ, phần quan trọng nhất là bạn có thể chế biến được nó không? Một nửa trong số chúng ta đều bị mắc kẹt ở đây. Việc có kĩ năng để đạt được điều bản thân khao khát là rất quan trọng.
Thật may là bạn luôn có thể tìm ra cách:
Vạch ra 10 kỹ năng cần thiết để đạt được những gì bạn muốn. Ví dụ, nếu muốn sự an yên, bạn phải biết cách thoát khỏi những ảnh hưởng tiêu cực trong cuộc sống. Để có tiền, cần có một kế hoạch kinh doanh hoặc kiến ​​thức nhất định về lĩnh vực bạn đang tìm hiểu.
Tạo thang đo Likert cho 10 điều trên. Giả sử bạn đang nghĩ đến việc trở thành nhà văn và đã xác định được 10 kỹ năng cần thiết. Trong đó nhất định phải có kỹ năng viết. Đặt ra các câu đánh giá như "Tôi hài lòng với vốn từ vựng của mình", "Tôi hài lòng với ngữ pháp của mình", v.v ... Mỗi câu sẽ có thang điểm 5 như hoàn toàn không đồng ý, hơi không đồng ý, trung lập, hơi đồng ý, hoàn toàn đồng ý. Tương tự với các kỹ năng khác.
Sau cùng, hãy xếp hạng và nghiên cứu thang điểm trên. Cải thiện các lĩnh vực mà bạn đang yếu bằng một kế hoạch hành động cụ thể.
3. Niềm tin
Dù tự nhận thức và đánh giá được những kỹ năng cần thiết, nhưng bạn có chắc chắn đạt được mục tiêu của mình?
Trường hợp 1: Có, tôi chắc chắn!
Tuyệt! Vì nghĩ rằng mình có thể, bạn sẽ làm những điều cần thiết cho bản thân. Dù có chuyện gì xảy ra, bạn bám sát vào kế hoạch đã đề ra để hoàn thành công việc. Hãy tránh xa những lời bào chữa khi việc chệch hướng. Bạn cần chấp nhận rủi ro vì để đạt được mục tiêu, mọi thứ đều phải trả giá.
Trường hợp 2: Tôi không chắc nữa!
Báo động đỏ! Vì không tin rằng mình có thể, bạn xem nhẹ mọi thứ. Bạn tìm lời biện minh khi không bám sát vào kế hoạch của mình. Bạn bắt đầu nghĩ đến kế hoạch B nhiều hơn kế hoạch A. Dần dần, kế hoạch B bắt đầu chuyển sang kế hoạch A. Bạn cảm thấy mất hứng thú và nhanh chóng từ bỏ kế hoạch A hoàn toàn.
4. Mất bao lâu?
Bạn cần tính toán thời gian để đạt được mục tiêu một cách khôn ngoan. Nếu không xác định được mình cần cố gắng trong bao lâu thì ước mơ mãi chỉ là mơ ước.
Có thể ngay cả sau nhiều nỗ lực bạn vẫn không thấy được mục tiêu của mình, đó là lúc khám phá những khả năng mới. Những tinh chỉnh và thay đổi trong kế hoạch có thể sẽ trở thành bước ngoặt quan trọng. Vì vậy, đừng ngần ngại nghĩ đến phương án B nếu thực sự cần thiết.
Nhưng, làm thế nào để quyết định rằng phương án B là cần thiết hay không? Câu trả lời là nếu bạn đủ khả năng về thể chất, tinh thần và cảm xúc.
Hy vọng bạn cảm thấy được tăng thêm sức mạnh qua bài viết trên, những quy tắc trên không hề khó và mất thời gian để làm theo. Chỉ cần chắc chắn rằng bạn đang bám sát theo kế hoạch, hướng tới mục tiêu của mình.
Theo: Hải Đăng / Trí Thức Trẻ
Ảnh minh họa: dulichvietnam.com.vn

17 CÁCH SỐNG LẠC QUAN GIỮA ĐỜI GIAN NAN

17 CÁCH SỐNG LẠC QUAN GIỮA ĐỜI GIAN NAN

1. Mỗi khi bạn buồn bực, thay vì kiếm cớ đổ lỗi cho một ai, tại sao chúng ta không tự kiểm điểm bản thân, hoặc thử tìm hiểu xem lý do thật sự nào khiến mọi chuyện diễn ra không theo ý muốn.
2. Nếu chẳng may bạn gặp thất bại, thay vì tỏ ra chán nản, hãy tự động viên bản thân, vì ngay cả tỷ phú thế giới cũng từng thất bại rất nhiều lần trước khi chạm tới thành công. Hãy tự cho mình thêm cơ hội nữa.
3. Nếu bạn bị mọi người cô lập, đừng buồn. Hãy thử cởi mở bản thân và chủ động trò chuyện với mọi người xung quanh. Nếu chưa thể kết bạn tập thể, hãy thử tiếp cận, làm quen và chơi thân với từng người một, chắc chắn bạn sẽ tìm thấy một người nào đó có cùng tính cách và phù hợp với bạn.
4. Khi bạn buồn chán vì phải một mình, nếu tất cả bạn bè của bạn đều bận công việc riêng, bạn vẫn có thể thư giãn ngồi đọc báo, xem phim và nấu những món ăn mình thích. Hãy biến một ngày nhàm chán của bạn trở nên thú vị và hữu ích.
5. Khi bạn mập lên trông thấy, thay vì ngồi than sao dạo này mình mập quá, hãy bắt tay vào chế độ ăn uống ít chất béo, đường và tinh bột; đồng thời lên thời khóa biểu tập luyện thể dục thể thao.
6. Khi bạn đánh mất một vật gì đấy tìm mãi không thấy, hãy bình tĩnh ngồi yên một chỗ và nghĩ lại những nơi bạn đã đi qua, những việc bạn đã làm từ thời điểm gần nhất khi bạn còn thấy nó. Nếu quả thật mất rồi thì làm lại cái khác thôi có gì to tát lắm đâu, cùng lắm tốn thêm một vài ngày và một khoản chi phí.
7. Khi bạn bị ai đó la mắng khiển trách, thay vì ngồi một chỗ nhăn nhó mặt mũi rồi vùi đầu bứt tóc, thậm chí khóc tức tưởi vì oan ức, hãy dũng cảm đối diện với bản thân. Nếu bạn thấy mình sai lè thì xin lỗi rồi sửa chữa, còn không cứ để “lá thổi gió bay”, người ta cùng lắm bực mình nói lẫy một chút rồi cũng qua hết ấy mà, ai thèm để bụng con bé tỉnh ruội thế ấy làm gì.
8. Khi bạn làm mãi vẫn chưa xong việc dù trời đã tối và mai đã tới deadline, hãy tự nhủ phải hoàn thành những gì trọng tâm nhất thôi rồi mai làm tiếp. Đừng nên ôm đồm và đòi hỏi bản thân phải hoàn hảo hết từ A đến Z. Đã gọi là đi làm thì không bao giờ hết việc, mà bạn cũng phải làm việc thông minh hơn thay vì làm việc chăm chỉ hơn.
9. Khi thấy người nghèo khổ kém hơn bạn, thay vì xua đuổi xa lánh và khinh miệt người ta như một số người giàu vẫn thường tỏ vẻ, hãy tỏ ra cảm thông, trò chuyện và giúp đỡ nếu có thể. Một số người hiện tại có thể đang gặp nhiều khó khăn, nhưng biết đâu sau này con cháu họ làm được nhiều điều có ích và trở nên rất thành công, được nhiều người kính trọng.
10. Khi bạn thấy bản thân không giàu có bằng người khác, không nhà cao cửa rộng, quần áo không hàng hiệu, ăn uống bình dị không nhà hàng sang trọng, không ô tô hay những chuyến du lịch nước ngoài dài ngày, hãy tâm niệm rằng còn nhiều người khốn khổ hơn bạn, rằng bạn vẫn còn thời gian để kiếm tiền xây dựng tương lai. Hãy tự bằng lòng với những gì bạn có, ít nhất bạn không phải lo lắng bữa đói bữa no mỗi ngày là tốt lắm rồi. Những người giàu có, biết đâu họ không có một cuộc sống tinh thần hạnh phúc như bạn!
11. Nếu người bạn yêu chưa giàu có, hãy tin tưởng rằng anh ấy có tài và có nghị lực, thế nào rồi tương lai anh ấy cũng sẽ thành công.
12. Nếu người yêu phụ tình bạn vì tính trăng hoa, thay vì cố gắng hết sức níu giữ, sao bạn không dứt khoát quên đi rồi sau đó tự cho mình cơ hội khác. Đàn ông tốt và phù hợp với bạn vẫn ở đâu đó mà thôi.
13. Đàn ông phụ tình đã là tệ, đàn ông vũ phu, ghen tuông và ích kỷ cũng không khá hơn. Những loại đàn ông này, phụ nữ hãy nên vì bản thân một chút, tức là không nên để cuộc đời mình phải bó buộc với một nửa như thế. Lạc quan mà nói, đàn ông tốt không phải không thể kiếm ra.
14. Chia tay người yêu thì tự cho phép bản thân buồn vài ngày tới một tuần, nhưng dứt khoát không được làm liều kiểu tự kết liễu đời mình hoặc trở thành một phụ nữ bê tha rệu rã. Chia tay không có nghĩa thế giới này đã hoàn toàn chấm hết. Cuộc sống này do ba mẹ bạn ban cho chứ không phải do anh người yêu đã từng thề nguyện yêu bạn đến trọn đời. Chỉ có gia đình mới cho bạn thứ tình yêu gọi là vĩnh cửu.
15. Thay vì nghĩ một người ra đi là thiệt thòi là mất mát, sao không nghĩ đó là dịp cho bạn một khởi đầu mới. Trong công việc cũng vậy, nếu một người nghỉ việc, bạn hoàn toàn có thể kiếm người khác tốt hơn thay thế.
16. Nếu bạn cứ khăng khăng không cho mọi người cơ hội để hoàn thiện bản thân, làm sao bạn biết người ấy có những khả năng gì?
17. Đi đường vấp phải cục đá, hay nghiêm trọng hơn xảy ra tai nạn, hãy tự mình đứng lên và chiến đấu với sự sống của bản thân. Mọi suy nghĩ tiêu cực chỉ khiến bạn đi từ thất bại này tới thất bại khác.
Nguồn: elle.vn
--------------------

12 TỐ CHẤT THỰC SỰ QUAN TRỌNG ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG

 12 TỐ CHẤT THỰC SỰ QUAN TRỌNG ĐỂ THÀNH CÔNG TRONG CUỘC SỐNG

1. Khả năng "xoa dịu" những tâm hồn
Nếu bạn thấy thật thoải mái khi ở cùng người ấy; những cục mụn đen ngòm, xấu xí làm bạn thấy chán ớn và ghét bỏ cũng không làm đối phương thấy ghê tởm và có thể chấp nhận; người ấy không hề thấy khó chịu khi trò chuyện cùng bạn - bạn biết đó có nghĩa là gì không? Bạn đã tìm được người bạn tâm giao ư? Không đâu, đó là do người ấy có EQ cao và có thể hoà hợp, tương thích với bạn đó.
"Thật dễ chịu khi ở cùng anh/cô ấy" là mức đánh giá cao nhất mà bạn bè dành cho nhau. Và những cá nhân, người có thể khiến những người xung quanh họ cảm thấy thật thoải mái, giống như có dòng nước chảy qua tim, chính là những người có thể khiến rất nhiều người khác sẵn sàng đứng lên và đấu tranh vì mình.
Địa vị và sức mạnh của người này càng cao thì "khả năng chinh phục" của họ cũng tăng vọt. Nhưng đó cũng không phải một miếng mồi dễ xơi. Để làm được điều đó, bạn phải chiến thắng con quỷ phù phiếm, tham hư vinh trong mình. Bạn phải chiến thắng dục vọng muốn phô trương sự thông minh, nét tài tình hay sự tỉnh táo mà bạn có kể cả khi xử lý những chuyện thường ngày.
2. Khả năng thấu hiểu một con người:
Thấu hiểu một con người chỉ bằng những hành vi, bạn cũng có thể thấu hiểu hết thảy mà không cần người ấy phải nói một lời.
3. Có khả năng chấp nhận những sự thật không thể thay đổi:
Hầu hết những nỗi đau xuất hiện trong cuộc đời của chúng ta đều bắt nguồn từ sự khác biệt giữa "kỳ vọng" và "thực tế": quần áo sau khi mua về, bạn không còn thích mặc nữa; sự chán nản, mệt nhọc trong mỗi chuyến đi; thất bại trong thi cử; thất bại khi làm dự án. Thực sự thì, muốn mọi thứ tốt hơn, bạn chỉ cần chấp nhận những điều đau đớn này, nhưng hầu hết chúng ta đều không thể chấp nhận thực tại. Tại sao chứ?
Chấp nhận thực tại có nghĩa là thừa nhận những sai lầm của chính bản thân mình. Làm gì có chuyện gì đau đớn việc phải thừa nhận sự bất tài của chính mình chứ? Nó còn đau đớn hơn cả thừa nhận sự thật tàn khốc, ác nghiệt nhất ngoài kia nữa. Thay đổi là một điều không phải dễ dàng gì, và trưởng thành là một quá trình mà trong đó, cái thế giới lý tưởng mà mỗi đêm bạn mơ về không ngừng sụp đổ. Và khi bạn học cách chấp nhận tất cả những điều này, thì những nỗi đau đó cũng sẽ bị bạn giết hết.
4. Khả năng gắn bó với một việc đến cùng:
Hầu hết với những người không có nguồn lực và nền tảng phía sau vững chắc, việc bạn có thể gắn bó, kiên định với những việc bản thân đã định sẽ giúp bạn vượt trội hơn 90% so với những người ở vị thế tương tự với bạn, thậm chí còn vượt xa những người có điểm xuất phát cao hơn bạn.
Ca hát, nhiếp ảnh, hội họa, thiết kế, luật, y học,.. nếu bạn thấy một thứ gì đó có thể khiến bạn gắn bó hơn 10 năm, và sau đó vẫn thấy yêu thương nó, vẫn thấy có thể tiếp tục chăm chỉ thực hiện nó. Trong hai năm đầu, có thể bạn vẫn chưa thấy có chút tiến triển gì. Nhưng năm năm sau, bạn sẽ nhận được một sự hồi đáp khổng lồ. Rồi mười năm sau nữa, bạn có thể dựa vào nó để đạt được thành tựu xứng đáng nhất, cao nhất, vượt qua cả nhân sinh và thành tích của 90% những người có cùng vị thế kia.
5. Có năng lực giết chết sự trì hoãn:
Sự sụp đổ trong quá trình vươn tới thế giới của người trưởng thành thường bắt đầu bằng sự trì hoãn. "Làm cái đó vào ngày mai được không?", "Mình nói chuyện đó vào lần sau nhé" và "Nghỉ một chút, một chút thôi"… Từng cái, từng cái, tích lũy không ngừng sẽ chỉ khiến bạn ngày càng lo lắng, và khiến nhịp sống của cả cuộc đời sẽ bị loạn hết lên, như một đống tơ vò.
Cách tốt nhất để tiêu diệt sự trì hoãn chính là "bắt tay vào thực hiện mọi việc ngay trong ba phút". Nhiều thứ không cần lãng phí nhiều thời gian và sức lực đến như vậy, nhưng nếu chúng ta không đối mặt với chúng một cách chủ quan, thì điều này sẽ khiến cuộc sống về sau sẽ trở nên thực sự khó khăn.
Khi bạn bắt đầu làm điều gì đó, bạn sẽ thấy tập trung và thật thuận tay. Thật là ngu ngốc khi trì hoãn mọi thứ cho đến ngày hôm sau, điều này sẽ khiến quỹ thời gian của bạn ngày càng rời rạc, khiến bạn ngày càng lo lắng, mệt mỏi hơn. Vì vậy, đừng chần chừ. Khi bạn gặp một việc khiến bạn muốn trùng bước, hãy bắt tay vào thực hiện nó ngay trong ba phút đầu tiên. Bạn sẽ thấy nó thực sự dễ như ăn viên kẹo ngào đường ngọt lịm.
6. Khả năng quản lý ham muốn thoả mãn tinh thần:
Không chiều lòng trước những việc có lợi ích ngắn hạn. Nếu một cái gì đó chỉ có thể khiến bạn thấy thích thú trong chốc lát thì bạn nên làm nó ít hơn, chẳng hạn như chơi game, xem TV, lướt Tik tok,... Hãy nhạy bén trước những cơ hội phát triển dài hạn. Nếu một điều gì đó hữu ích cho sự phát triển của bạn về lâu dài, hãy làm nhiều hơn, chẳng hạn như đọc nhiều, học thêm, tập thể dục, kiếm tiền và yêu thương một ai đó.
7. Năng lực kiếm được nhiều tiền một cách thanh thản:
Kiếm tiền là chìa khóa để giải quyết rất nhiều vấn đề. Từ việc cố gắng kiếm tiền để trau dồi sự tự tin đến việc lặng lẽ kiếm tiền để trau dồi sự ổn định của chính mình.
Việc đi lại, chốn ở, bạn bè và vòng giao tiếp xã hội đang ngày càng tốt hơn. Thật sự rất khó để tận hưởng cuộc sống mà không có tiền. Hãy kiếm tiền bằng cách không làm những điều trái với lòng. Hãy đơn giản, chân thực, kjiêm tốn từng bước từng bước, xây dựng một thành trì vững chắc để thể bảo vệ bạn và gia đình bạn.
8. Trong lâu dài, duy trì đi ngủ sớm và dậy sớm:
Thế giới được dẫn đường bởi những người đi ngủ sớm và dậy sớm. Hãy nhớ rằng, một ly sữa đậu nành vào mỗi sáng tốt hơn là những rượu đầy cồn lúc nửa đêm.
9. Khả năng từ chối một cách dứt khoát:
Trước đó lúc nào tôi cũng ở trong tình trạng rất phức tạp vì tôi không giỏi từ chối người khác. Sau này, sau khi học được cách từ chối những yêu cầu vô lý thật dứt khoát, những rắc rối trong cuộc sống của tôi đã giảm đi rất nhiều. Đừng ngại từ chối người khác - đây chính là bài học đầu tiên trong tiến trình trở thành người lớn. Dù sao đi nữa, những người luôn khiến bạn cảm thấy xấu hổ, áy náy không phải là một người tốt.
10. Khả năng tự tối ưu hóa một cách có ý thức và liên tục:
Trước khi mà con người ta dừng lại, họ sẽ không ngừng bị xoay tròn bởi bánh xe thời gian. Đọc một cuốn sách mới mỗi tuần, tham gia những khoá đào tạo mỗi tháng một lần và đi du lịch hàng năm. Vượt qua những khó khăn, trở thành một người luôn làm mới chính mình và bắt kịp thời đại. Và có thể bạn sẽ được ngồi trên chiếc xe lớn trên con đường thời gian, được gặp gỡ những người xuất sắc hoặc trở thành một vị khách hay phàn nàn đầy khó tính. Nếu bạn học được nhiều kỹ năng hơn ở thời điểm hiện tại thì có thể trong tương lai, bạn sẽ ít cần tìm kiếm sự giúp đỡ từ những người khác.
11. Ý thức kỷ luật mạnh mẽ:
Mọi người cùng biết một lượng chân lý và lẽ phải như nhau, nhưng điều quan trọng là ta thi hành chúng như thế nào. Sự nhạy bén và khả năng kỷ luật mạnh mẽ khi làm những việc có mức độ phức tạp cao là chìa khóa để mở ra sự khác biệt giữa người với người.
12. Biết cách khen ngợi:
Đó là một thành quả của một quá trình học hỏi, rèn luyện sao cho biết cách khen ngợi người khác. Khi đọc những câu trả lời hấp dẫn, lan truyền cảm hứng, những người sẵn sàng nhấp vào nút like thường sẽ sống hạnh phúc hơn những người còn lại và đồng thời cũng mang lại cho người viết thật nhiều niềm vui.
Cre: Truong_doanh_nhan_HBR