Sửa chữa bảo dưỡng động cơ điện các loại

Cơ điện HUẾ HƯƠNG chuyên: - Quấn mới, sửa chữa động cơ điện, mô tơ điện các loại.... - Máy phát điện. - Nồi cơm điện, quạt điện.... - Nhận làm kích điện

Nhận làm mạch invert 12 ra 220V, mạch kích cá công suất theo yêu cầu

Công suất 1000W: Đánh bắt cá trên thuyền (sông, ao, hồ...).

Nhận lắp đặt tủ điện bảng điện

Sửa chữa thay thế lắp mới bảng điện tủ điện điều khiển động cơ

Bán Ronha kiểm tra roto

Ronha thiết bị không thể thiếu thợ điện cơ. Bán phân phối toàn quốc

Bán sách, sơ đồ quấn các loại động cơ, tài liệu

Sách kinh nghiệm ghi chép tất cả các sơ đồ động cơ, máy phát điện từ đơn giản đến phức tạp, sách được ghi từ số liệu thực tế, dữ liệu được scan lại

Thứ Năm, 28 tháng 2, 2019

Thang máy


Chào anh em . Chúng ta dù còn đang là sinh viên hay người đã đi làm rồi mà đã học về PLC chắc không xa lạ gì chương trình điều khiển thang máy
Hôm nay mình chia sẻ với anh em tài liệu mà mình đã sưu tầm được về điều khiển thang máy , mình thấy chương trình này khá hoàn thiện và chi tiết , không có gì phải chê trách cả
Nên anh em nào cần thì download về nhé ,có thể dùng làm đồ án hoặc làm tòa nhà thực tế đều OK.
Link download phần 1 : Download – Tải Phần 1
Link download phần 2 : Download – Tải Phần 2

Tài liệu biến tần Schneider Electric ATV12, ATV212, ATV32, ATV303, ATV312, ATV61, ATV71

Tài liệu hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV12, Download Cataloge biến tần Schneider ATV12
Tài liệu hướng dẫn sử dụng biến tần Schneider ATV32: Download Cataloge biến tần Schneider ATV32
Tài liệu hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV212: Download Cataloge biến tần Schneider ATV212
Tài liệu hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV312: Download Cataloge biến tần Schneider ATV312
Hướng dẫn cài đặt biến tần schneider ATV312 tiếng Việt: Download Cataloge biến tần Schneider ATV312 tiếng Việt
Tài liệu hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV61: Download Cataloge biến tần Schneider ATV61
Hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV61 tiếng Việt: Download Cataloge biến tần Schneider ATV61 tiếng Việt
Tài liệu hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV71: Download Cataloge biến tần Schneider ATV71
Hướng dẫn cài đặt biến tần Schneider ATV71 tiếng Việt: Download Cataloge biến tần Schneider ATV71 tiếng Việt

Thứ Ba, 26 tháng 2, 2019

Nguyên lý của rơle giám sát mạch cắt – Rơ le 74

Trên thị trường có rất nhiều hãng sản xuất rơ le giám sát mạch cắt nổi tiếng như Siemens, Arteche. Trong bài viết này chúng ta sẽ đi tìm hiểu chức năng và nguyên lý của rơ le giám sát mạch cắt 7PA30 của hãng Siemens.
Rơ le 7PA30 được thiết kế để giám sát mạch cắt cho máy cắt. Mạch cắt được giám sát từ cực dương nguồn bảo vệ đến cực âm nguồn trong cả 2 trường hợp máy cắt đóng hoặc cắt.

1. Các tính năng của rơ le:

– Rơ le 7PA30 thực hiện giám sát nguồn cung cấp cho mạch cắt luôn ở trạng thái tốt tức là giám sát cầu chì hoặc áp-to-mat bảo vệ nguồn cắt của máy cắt. Nó sẽ đưa ra cảnh báo nếu điện áp nguồn cắt bị giảm thấp hoặc bị mất.
Khi máy cắt ở trạng thái đóng hoặc cắt, rơ le 7PA30 thực hiện việc giám sát:
– Dây nối mạch cắt.
– Cuộn cắt của máy cắt.
– Tiếp điểm phụ của máy cắt (52a và 52b) (xem sơ đồ nối dây bên dưới).
Việc giám sát được thực hiện bằng cách đưa một dòng điện nhỏ chạy qua rơ le 7PA30 được nối tiếp với cuộn cắt của máy cắt. Dòng điện chạy qua mạch giám sát này thông thường nhỏ hơn 1,4mA. Do đó mà rơ le 7PA30 tiêu thụ một lượng công suất rất nhỏ (nhỏ hơn 4,5W). Tuy nhiên chúng ta không cần phải mắc thêm điện trở hạn chế bởi vì trong rơ le 7PA30 đã được thiết kế sẵn các điện trở hạn chế rồi.
Tín hiệu cảnh báo mạch cắt bị hư hỏng: 
– Phải tương thích với thời gian làm việc của lệnh cắt máy cắt. Thời gian làm việc của máy cắt (thời gian cắt) phải nhỏ hơn 150ms, nếu không rơ le sẽ tác động nhầm và cảnh báo mạch cắt bị hư hỏng khi rơ le bảo vệ tác động.
Việc hoạt động của rơ le thông qua:
– Một đèn LED màu xanh lá cây.
– Hai tiếp điểm thay đổi trạng thái điện áp.
Cả 2: đèn LED và các tiếp điểm được mắc nối tiếp với nhau nên sự vận hành là hòan tòan tương thích với nhau.
– Trong chế độ vận hành bình thường, 7PA30 không thể đưa ra một lệnh cắt không mong muốn bởi vì trở kháng của mạch giám sát tương đối cao. Để tránh ngắn mạch xảy ra trong rơ le (và qua đó sẽ có thể đưa ra lệnh cắt không mong muốn) thì trong rơle đã được tích hợp sẵn chức năng tự hở mạch khi có sự cố xảy ra.
Rơ le 7PA30 cho phép nối với tiếp điểm đi cắt của rơ le bảo vệ: Tiếp điểm đi cắt từ rơ le Lock-out.

2. Sơ đồ chức năng của 7PA30:

Sơ đồ nối dây dưới đây thể hiện một mạch cắt hoàn chỉnh từ nguồn cắt đến cuộn cắt của máy cắt.
Các tiếp điểm trong sơ đồ trên không thể hiện nguồn cung cấp phụ.

3. Nguyên lý làm việc:

Đèn LED sáng và cả 2 tiếp điểm 5-9 và 6-10 ở trạng thái đóng khi mạch cắt tốt. Sự giám sát được thực hiện trong 4 điều kiện như sau:
Giám sát khi máy cắt đang đóng:
– Mạch cắt được giám sát từ dương nguồn qua cầu chì, qua K1, qua tiếp điểm thường mở và cuộn cắt. K2 không có điện do tiếp điểm thường đóng của máy cắt đang mở.
Mạch liền theo đường vẽ màu đỏ.
Những trường hợp sau đây có thể xảy ra:
– Nếu nguồn cắt bị giảm thấp thì bộ phận giám sát (phần có K4) sẽ làm việc, do điện áp thấp nên tiếp điểm K4-1 mở ra, K6 mất điện và sau 150ms thì K3 mất điện khiến K3-1 và K3-2 tiếp sang 6-14 và 5-13, rơ le phát tín hiệu cảnh báo. Tương tự nếu mất áp nguồn cắt thì bộ phận giám sát (phần có K5) sẽ làm việc và rơ le phát tín hiệu cảnh báo.
– Trong trường hợp bị hở mạch trong mạch giám sát thì K1 mất điện, K1-1 hở khiến K6 và K3 (sau 150ms) mất điện, rơ le cũng đưa ra cảnh báo. K2 không có điện do tiếp điểm thường đóng của máy cắt đang mở.
Giám sát trong trường hợp bảo vệ tác động cắt máy cắt:
– Trong trường hợp này, tiếp điểm của rơ le bảo vệ và 52a đóng, do đó K1 và K2 mất điện. Thời gian cắt của máy cắt phải nhỏ hơn 150ms, điều này đảm bảo cho K6 không bị mất nguồn. K6 được cấp nguồn từ con tụ C đấu song song với nó, do đó cad đèn LED và K3 không mất điện. Điều này tránh cho rơ le 7PA30 đưa ra cảnh báo nhầm.
Giám sát trong trường hợp máy cắt ở trạng thái cắt và rơ le ở trạng thái đóng:
Tiếp điểm rơ le đóng nhưng 52b cũng đóng, K1 mất điện nhưng K2 có điện. Mạch giám sát báo bình thường (mạch khép kín thao đường màu đỏ).
Nếu mạch cắt của bảo vệ được đấu qua rơ le Lock-out thì tiếp điểm của nó vẫn đóng cho đến khi nhân viên vận hành nhấn nút Reset.
Giám sát trong trường hợp máy cắt đang ở vị trí cắt:

Trong trường hợp này, tiếp điểm của bảo vệ rơ le và tiếp điểm52a mở nhưng tiếp điểm 52b đóng, K1 và K2 nối tiếp nhau nối với nguồn nên 7PA30 báo trạng thái mạch cắt bình thường.
Bảng trạng thái của 4 trường hợp trên:
LỜI KẾT:
– Những mạch có lắp 2 rơ le giám sát (F74-1 và F74-2) là do máy cắt đó có 2 cuộn cắt nên việc giám sát được thực hiện cho cả 2 cuộn cắt.
– Nguyên lý trình bày trên là khi mạch đấu được thực hiện giám sát 2 trạng thái của máy cắt (đóng và cắt), nếu chỉ thực hiện giám sát 1 trạng thái (thường là trạng thái máy cắt đang đóng) thì khi máy cắt ở trạng thái cắt, chức năng F74 cũng cảnh báo là mạch cắt bị hư hỏng, đây là điều bình thường.

Bảo vệ hệ thống điện Hệ Thống Điện Bảo vệ quá dòng điện có thời gian – Rơ le 51

Bảo vệ quá dòng điện có thời gian (hay còn gọi là bảo vệ dòng điện cực đại) là một trong những bảo vệ đơn giản nhất, được xây dựng trên đặc điểm tăng dòng điện khi xảy ra sự cố ngắn mạch. Nếu giá trị của dòng điện chạy trong mạch lớn hơn giá trị dòng điện khởi động, được chỉnh định theo điều kiện làm việc nặng nề nhất của mạng điện thì bảo vệ sẽ tác động.


1. Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện có thời gian:

Nguyên lý của bảo vệ quá dòng điện có thời gian đã được trình bày trong bài viết Nguyên lý bảo vệ quá dòng điện.
Đối với bảo vệ quá dòng điện, dòng điện khởi động của bảo vệ được tính theo công thức:
dong-khoi-dong-bao-ve-qua-dong-cuc-dai

2. Đặc tính thời gian:

Có hai loại đặc tính thời gian làm việc của bảo vệ quá dòng điện là: đặc tính độc lập và đặc tính phụ thuộc. Thời gian làm việc của bảo vệ có đặc tính độc lập không phụ thuộc vào trị số dòng điện chạy qua bảo vệ, còn của bảo vệ có đặc tính phụ thuộc thì tỷ lệ nghịch với dòng điện chạy qua bảo vệ: dòng điện càng lớn thời gian tác động càng nhanh. Đối với các rơle điện cơ thường lấy Δt = 0,4 – 0,5 giây, với các rơle số thì Δt = 0,2 – 0,3 giây.
dac-tinh-qua-thoi-gian-cua-bao-ve-qua-dong

3. Thời gian tác động:

Thời gian tác động thực tế của bảo vệ được xác định phụ thuộc vào thời gian đặt ứng với họ đường cong theo tiêu chuẩn IEC 255-3 (Ủy ban kỹ thuật điện quốc tế) :
cong-thuc-tinh-thoi-gian-dat-role-qua-dong-cuc-dai

4. Độ nhạy:

Độ nhạy của bảo vệ được đánh giá bởi hệ số độ nhạy:

Bảo vệ quá dòng có hướng – Rơ le 67

Để đảm bảo cắt chọn lọc các sự cố, hư hỏng trong mạng hở có một vài nguồn cung cấp, cũng như trong mạng vòng có một nguồn cung cấp từ khoảng năm 1910 người ta bắt đầu dùng bảo vệ dòng có hướng còn gọi là rơle 67. 

1. Nguyên lý hoạt động:

Bảo vệ dòng điện có hướng là loại bảo vệ phản ứng theo giá trị dòng điện tại chỗ nối bảo vệ và góc pha giữa dòng điện đó với điện áp trên thanh góp của trạm có đặt bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác động nếu dòng điện vượt quá giá trị định trước (dòng khởi động I) và góc pha phù hợp với trường hợp ngắn mạch trên đường dây được bảo vệ.
Bảo vệ dòng điện với thời gian làm việc chọn theo nguyên tắc bậc thang không đảm bảo được tính chọn lọc hoặc thời gian tác động của các bảo vệ gần nguồn quá lớn không cho phép. Để khắc phục người ta dùng bảo vệ quá dòng có hướng. Thực chất đây cũng là một bảo vệ quá dòng thông thường nhưng có thêm bộ phận định hướng công suất để phát hiện chiều công suất qua đối tượng được bảo vệ. Bảo vệ sẽ tác động khi dòng điện qua bảo vệ lớn hơn dòng điện khởi động I và hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp vào đường dây.
Sơ đồ nguyên lý của bảo vệ quá dòng có hướng:Ngày nay hầu hết các rơle quá dòng có hướng số được tích hợp thêm nhiều chức năng như: chức năng cắt nhanh, quá dòng với đặc tuyến thời gian độc lập và phụ thuộc, nhờ đó một số rơle quá dòng có hướng có cả tính chọn lọc tuyệt đối và tương đối, nghĩa là có thể vừa đảm bảo chức năng cắt nhanh vừa đóng vai trò như một bảo vệ dự trữ. Một trong những rơle vừa nêu trên là rơle quá dòng có hướng ba cấp tác động. Để hiểu rõ hơn về loại rơle này chúng ta sẽ đi phân tích chọn thời gian làm việc và dòng điện khởi động của bảo vệ quá dòng có hướng ba cấp tác động cho một số mạng điện điển hình trong hệ thống điện.

Bộ phận định hướng công suất chỉ làm việc khi hướng công suất ngắn mạch đi từ thanh góp vào đường dây được bảo vệ.

2. Xác định dòng điện khởi động:

Bảo vệ quá dòng điện có hướng làm việc như một bảo vệ quá dòng cắt nhanh có hướng, do đó dòng điện khởi động I 67 của bảo vệ rơle cho cấp này được xác định theo công thức:
I 67 = Kat.IN ngoài max 

3. Thời gian tác động của bảo vệ:

Để đảm bảo cho các bảo vệ làm việc chọn lọc, thời gian tác động phải được chọn theo nguyên tắc bậc thang từ hai phía ngược chiều nhau, cụ thể là thời gian tác động của bảo vệ 5 phải nhỏ hơn của bảo vệ 3 và càng nhỏ hơn của bảo vệ 1; thời gian tác động của bảo vệ 2 nhỏ hơn của bảo vệ 4 và bảo vệ 6.
t5 < t3 < t1
t2 < t4 < t6
t1 = t3 + Δt ; t3 = t5 + Δt ; t6 = t4 + Δt ; t4 = t2 + Δt 
Δt là khoảng thời gian trễ cần thiết để đảm bảo sự chọn lọc giữa các bảo vệ cùng hướng kề nhau.

4. Độ nhạy:

Độ nhạy của bảo vệ dòng cực đại có hướng được quyết định bởi hai bộ phận: dòng khởi động và định hướng công suất. Độ nhạy về dòng của bảo vệ được tính toán giống như đối với bảo vệ dòng cực đại.
Điều cần quan tâm đối với bảo vệ dòng có hướng là độ nhạy của bộ phận định hướng công suất. Khi xảy ra N(3) ở đầu đường dây được bảo vệ gần chỗ nối bảo vệ, điện áp từ các BU đưa vào bảo vệ có giá trị gần bằng không. Trong trường hợp này, bảo vệ và rơle định hướng công suất sẽ không khởi động.
Trong các mạng hở có 2 hay nhiều nguồn cung cấp, ở một số chế độ ví dụ như sau khi cắt một  trong các nguồn cung cấp có công suất lớn và cưỡng bức kích từ máy phát của các nguồn còn lại thì dòng phụ tải cực đại có thể đạt tới giá trị lớn. Dòng khởi động được chỉnh định khỏi dòng phụ tải này thường làm cho bảo vệ hoàn toàn không đủ độ nhạy. Để tăng độ nhạy đôi khi người ta dùng những bộ phận khởi động liên hợp dòng và áp. Từ những nhận xét trên ta thấy rằng bảo vệ dòng có hướng có thể sử dụng làm bảo vệ chính trong các mạng phân phối điện áp dưới 35kV khi nó đảm bảo được tính chọn lọc và tác động nhanh. Bảo vệ dòng có hướng cũng được sử dụng rộng rãi làm bậc dự trữ trong các bảo vệ có đặc tính thời gian nhiều cấp.
Vì vậy độ nhạy của bộ phận định hướng công suất được đặc trưng bằng vùng chết. Vùng chết là phần chiều dài đường dây được bảo vệ mà khi ngắn mạch trực tiếp trong đó bảo vệ sẽ không khởi động do áp đưa vào rơle định hướng công suất bé hơn áp khởi động tối thiểu của nó.