Thứ Hai, 1 tháng 7, 2019

Bo nguồn xung

Đọc qua thấy hay nên share anh em tham khảo...(https://sites.google.com/site/anhtu171/nguon)

Nếu có 5V dây tím (còn gọi là 5V STANBY) và 3-5V dây lá (còn gọi là dây PSON hay công tắc) kích ko chạy thì nguyên nhân chủ yếu nằm ở nguồn chính. Hư nguồn chính có 2 trường hợp là kích xong im ru hay là kích xong có nguồn rồi tắt? Cách xác định: lấy que đỏ của đồng hồ cắm vào 1 trong 3 dây nguồn chính (vàng hoặc đỏ hoặc cam) dây đen cắm vào dây đen trên bộ nguồn hay còn gọi là mass. Kích nguồn (xanh lá nối với đen) nếu đồng hồ để ở thang vol mà ko nhảy số thì rơi vào trường hợp kích nhưng im ru, nếu đồng hồ nhảy số rồi lại về 0 thì là bảo vệ làm việc (do chạm chập hay điện thế ra ko ổn định). Ở đây mình ko nói dừa vào cái quạt nhé (vì quạt đôi khi bị hư nên ko tin tưởng nó được.

1/ Tụ lọc nguồn chính có cân bằng hay ko và phải cao hơn 145v mỗi tụ. Nếu ko đủ thì thay tụ và điện trở xả 100-330k ôm (thường là 150k ôm).

2/ Thay thử cặp đèn công suất chính thường là 13007. Nói thêm mình dùng từ thay thử, ko dùng từ đo coi sống chết hay ko nhé vì đôi khi đo nó ok đấy nhưng khi đưa vô mạch có tần số cao nó ko chạy được (vụ này chiếm tỉ lệ rất nhỏ).

3/ Hai con điện trở 1 ôm (hoặc 2.2 ôm nằm dưới chân chân 13007) và hai con điện trở 2.7k ôm (cũng nằm dưới chân chân 13007) chuyên môn bị đứt.

4/ Điện trở ổn định nhiệt cho cặp công suất 13007 khoảng 51 ôm (nếu nhớ ko lầm). Và mấy con diode đỏ đen 1N4148 (hơi gống zenner) dưới chân 13007 rất hay chạm, nổ, đứt...

5/ Thay thử cặp đèn đảo pha C945 hoặc C1815 (thay thử ko cần phải đo cho nhanh)

6/ Thay thử IC dao động TL494 hoặc KA7500, nếu ko hết cần xem thử chân 12 của nó có 12-14v ko (Vcc), chân 14,15 có 5v ko (chắc gọi là điện áp chuẩn), chân 4 có 3-5v ko (chân bảo vệ) chân nào ko có điện thì dò ra xem coi có con nào bị chạm chết đứt gì ko.

6 bước trên được sắp xếp theo thứ tự đi từ sơ cấp tới thứ cấp, chúc thành công.

Mình có 1 cái bảng LED, mình muốn tìm một bộ nguồn phù hợp cho bảng led. Ai giúp mình tính toán dòng điện phù hợp cho bảng ko? thông thường bảng led quảng cáo dùng điện 12v. Bằng cách đầu nối tiếp led 3 hoặc 4 (tùy màu) bóng qua trở để hạn dòng qua mỗi led là 20mA.
Muốn tính dòng tổng thì đếm số led rồi tính ra. Ví dụ bảng led có 1000 bóng thì tính trung bình thế này.
1 nhánh nối tiếp tính khoảng 3 bóng. 1000/3 = 333 (nhánh).
Mỗi nhánh tiêu thụ 20mA. 0.02 x 333 = 6.66 (A).
Chắc cú thì dùng nguồn 12V- 6.5A đến 7A là ok.
Trong thực tế thì có thể dùng dòng thấp hơn, vì bảng led sáng tắt bằng cách quét sáng tắt thông qua các cổng vi điều khiển nên dòng tiêu thụ nhỏ hơn trên lý thuyết và tùy hiệu ứng mà số lượng bóng sáng cùng 1 lúc không phải lúc nào cũng là 1000 bóng. Nên nếu kẹt dùng nguồn 4A, 5A cũng vẫn chạy tốt.
Thân!

Điện trở 2,2om/1w thay bằng 4,7om/0,5W x 2 mắc song song (có thể = 6,8om x 3)

Trans C3150 được thay bằng 13005

Con C945 có thể thay bằng C1815
- Sau khi kích nguồn chạy nên kẹp "R tải" để thử tải cho các đường 12V và 5V thậm chí 5V Stanby

LM317 Là một dạng IC ổn áp, tùy theo mạch ngoài mà điện áp ra có thể được điều chỉnh từ 1,2v-37v với dòng ra tối đa 1.5A

Điện trở mồi là điện trở lấy áp từ nguồn chính 300V cấp cho cực B transistor.
Khi bật máy thì qua điện trở này, transistor sẽ chạy còn sau đó thì nó sẽ chạy bằng áp hồi từ biến thế và gần như nó không còn tác dụng. cho nên mới gọi là "mồi".
Còn 1 con hay 2 con không quan trong vì R = r1 + r2 (R tương đương đó mà)

Điều kiện tối thiểu để một nguồn xung chạy:

- Có áp nguồn cấp cho cuộn dây (cuộn dây sẽ nối tiếp với C transistor hoặc D mosfet và về mass qua chân E transistor hoặc S của mosfet): Đo tại C transistor (D mosfet) phải có 300V. Phải chắc là E transistor (S của mosfet) phải nối mass.

- Có giao động (xung) tại chân B transistor (or G of mosfet). Giao động này ở chu kỳ đầu sẽ lấy "áp mồi" từ điện "trở mồi" còn tất cả các chu kỳ còn lại sẽ lấy từ đường "hồi" hoặc từ IC: đo 2 đầu điện trở mồi phải có áp Transistor công suất phải OK các transistor nhí (xung quanh) phải OK, các zenner (xung quanh) phải OK.

- Đầu ra: 2 diode nắng điện ra phải OK.

- Đường hồi tiếp: IC 431 phải OK, IC opto phải OK

Thử lại coi sao nhé. Tối thiểu phải biết bộ nguồn của mình gần giống thằng nào trong đám này:

http://lqv77.com/2008/07/26/schematics-atx...-nguon-vi-tinh/

nguồn có 5vStb, 5v xanh lá kích nguồn quạt không quay đo đỏ 0.5v vàng 1v đo dao động chân 8,11 2.2v sò driver có đủ 2.2,1.5,1.5v
thấy tụ gốm màu nâu to đùng cạnh 2 tụ nguồn có lớp đen phìu ra thay kích nguồn ok
nguồn sụt áp IC 6105

Kiểm tra mấy con R (VR) nối chân 19 và chân 4 của IC 6105 nhé
Đang gặp một con Transitors SMD có mã là W1P chỉ biết nó là kênh NPN (nghịch) còn nó là con gì? Vce, Vbe, Vcb nó bao nhiu?
W1P = PMBT2222A SOT23 NPN switching transistors
                       
 W2F = PMBT2907A SOT23 PNP switching transistors
Bổ sung tý:
Dòng transistor này ko chỉ dùng cho nguồn mà sử dụng cực kỳ nhiều trong các mạch digital.
Nếu chỉ xét về phương diện Vcd, bd, ..., dòng Ic, công suất thì nó cũng không khác gì lắm so với C828, C945, C535 hay C1815...
Tuy nhiên, loại này có khác biệt rất lớn với C828 ... ở mấy điểm:
- Trị số điện dung ký sinh cực nhỏ: khoảng 0.001pF (so với 1pF ở C828)
- Thời gian trễ chuyển mạch (đóng/cắt) cực nhỏ: khoảng 0.00 ns.
- Tần số cắt lớn.
- Tạp âm rất nhỏ (khoảng 1/ngàn dB)
Những ưu điểm trên thỏa mã đòi hỏi của mạch digital, của tín hiệu logic (chuyển mạch nhanh, tạp âm nhỏ ...) nên ko thể thay thế loại này bằng các transistor thông thường.
mấy con trantor này nhiệm vụ chính là làm cái công tắc on/off nên chỉ cần đo thuận nghịch là có thể thay thế cho nhau được ( phải cùng kích thước)
12V, 80W. Có 1 con IC 8 chân Nếu có thêm MOSFET công suất nữa thì con IC đó là KA 3842 (họ 3842). Đây là mạch nguồn khá điển hình trong các thiết bị điện tử ngày nay: LCD, DVD, KTS, v.v.1 con tên là PBYR 20100CT:Là con diot (kép) nắn điện mà. đo chân giữa với 2 chân kia 1 chiều lên gần hết thang, 1 chiều hơi lên là OK.
Tháo bỏ con FET ra ngoài, đo các chân IC (KA)3842:
chân 7 = Vcc (12 - 20V)
chân 5 = GND
chân 8 = 5V
chân 6 sẽ có 2-3V DC (kim đồng hồ nhịp)
Nếu như trên là IC còn sống.
mình đang sửa nguồn ATX :
*/ Nguồn ra 12V đo chỉ có 10,26V.
*/ Nguồn ra 5V đo chỉ có 4,28V.
Đã kiểm tra các tụ hóa và các Diod rồi nhưng ko đc.
Máy sử dung IC SC6105B.Khả năng bị IC

Đính Kèm  sc6105.PDF ( 377.54k )Mình đã tìm ra rồi cái trở 2,43K (màu cây trở đỏ vàng cam nâu nâu) tăng lên 3,3k tại Pin 17 IC SC6105.
Thông báo cho các bạn vui cùng.
Chú ý:
Cây điện trở 5 màu rất khó đoán ra trị số chính xác nhe các bạn.
*/trở 2,43k biết đâu mà tìm,mình ghép nối tiếp 1,2k+200=2,4k.
gắn vào nguồn 12V đo đc 12,36V và nguồn 5V đo đc 5,36V.
*/2,4k+22=2,42K gắn vào nguồn 12V đo đc 12,16V và nguồn 5V đo đc 5,16V.
Như thế tạm ổn.
Sau khi sửa wa bộ nguồn nầy,kiểm chứng đc rằng các điện trở 5 màu độ chính xác rất cao và rất khó đọc.
*/Đồng hồ đo Ohm phải thật chính xác mới phát hiện ra các điện trở như thế nầy.
*/Vì sao mình phát hiện điện trở nầy?
Sao khi đã kiểm tra tất cả các tụ hóa,các tụ Pi và các Diod ko tìm thấy em nào hư.
Dò kỷ lược đồ nhìn thấy Pin17 con IC SC6105B có 1 biến trở chỉnh thì ra chân 17 là chân điều khiển điện thế ra từ đó mình phăn tiếp mới phát hiện con trở 2,43K tăng trị số.(Mạch máy mình đang sửa ko giống tuyệt đối với lược đồ).
Thôi có mấy ý kinh nghiệm chia sẻ cùng các bạn.
  nguồn Cooler Master XIN Nhích nhẹ quạt rồi tắt đèn công suất cho quạt
Con transitor 3 chân ấy, nó thường nằm kế bên con IC WT7527 và nó có mã là B772 hay B722
con K2749 Tìm không có thì thay tương đương:k2648- k956-k2148-k2485 có thể thay bằng cặp IRF 8N80 rất thông dụng hoặc tim mua bo UPS hỏng cỏ rất nhiều đó
cục nguồn của model adsl có 9V nguồn của PC đến 12V Dùng nguồn 12V vẫn bình thường thui vì trong modem đã có mạch ổn áp rùi.Nếu hư thì đã hư rồi, nếu sợ thì lấy đầu 3.3V làm mass, 12V làm dương áp lúc này sẽ là 12V-3.3v= 8.7V chắc OK hơn. (dây màu cam nằm ở rắc cắm vào main đó bạn, dây đó 3,3V. lấy dây cam này với dây vàng (dây cam xem như mass, dây vàng xem như nguồn dương) vậy bạn sẽ có 12-3,3=8,7V) Dùng 7809 mà hạ 12v xuống 9v thì yên tâm luôn nhé
2N2222A thì thay bằng C945 hoặc C1815 nhé  Thay 2222a bằng C945 thì phải đảo chân B-C
Đúng rồi bạn,
2n2222 thứ tự chân là E, B, C
http://www.musikding.de/images/product_images/info_images/2N3904.jpg
2sC945, 2sC1815 thứ tự chân là E, C, B

Một số transitor tương đương với 2SC3866:
2SC3216
2SC4427
2SC4437
2SC4438  
đây là ic top233y mạch cấp trước (ic top 223 co the thay bang ic top bat ky)
http://ni6.upanh.com/b6.s13.d3/86e67f26c5b4f9cd54dc34d24330a75b_40942996.untitled.png
Trang con (2): Sơ đồ mạch nguồn sử dụng IC dao động KA3842 TRA CUU SND/ SMT

0 nhận xét:

Đăng nhận xét