Nghệ thuật nói chuyện của người xưa
1. Việc gấp nói từ từ
Gặp phải chuyện cấp bách nếu có thể điềm tĩnh từ từ kể chuyện rõ ràng sẽ giúp người nghe để lại ấn tượng điềm tĩnh, không kích động về bạn từ đó thêm tín nhiệm bạn
2. Việc nhỏ nhặt nói hài hước
Đặc biệt là những việc nhắc nhở với ý tốt dùng cách nói hài hước sẽ làm người nghe dễ tiếp nhận, họ không những cảm ơn bạn mà còn làm tăng cảm giác thân mật giữa hai người
3. Chuyện không chắc chắn thì nên thận trọng khi nói ra
Với những chuyện chưa chắc chắn nếu bạn không nói người khác sẽ nghĩ bạn giả tạo, nhưng nếu thận trọng nói ra thì người khác sẽ nghĩ bạn là người đáng tin cậy
4. Chuyện chưa xảy ra đừng có nói linh tinh
Mọi người đều ghét nhất là loại người lắm chuyện, nếu bạn hay không nói linh tinh về những chuyện chưa xảy ra hay nói xấu thì người ta sẽ nghĩ bạn là có đạo đức, chân thật có tính trách nhiệm
5. Chuyện chưa làm được đừng nói bậy
Đừng bao giờ dễ dàng hứa những gì mình không làm được, sẽ làm người nghe nghĩ bạn là người giữ lời hứa và tin tưởng.
6. Việc làm tổn thương người khác không được nói
Đừng bao giờ dễ dàng dùng lời nói làm tổn thương người khác đặc biệt với quan hệ thân thiết. Điều đó sẽ khiến bạn trở thành người lương thiện có tác dụng tăng sự thân mật tin cận giữa hai người
7. Chuyện buồn đừng có gặp ai cũng kể
Con người vào lúc đau buồn luôn có mong muốn được tâm sự nhưng nếu gặp người đã nói ra sẽ làm người ta thấy áp lực xa lánh, nghi ngờ bạn. Đồng thời bạn sẽ để lại cho người khác ấn tượng là bạn không quan tâm đến người ta, muốn mang đau khổ sang cho người ta.
8. Chuyện của người khác cẩn thận khi nói
Giữa người và người đều cần khoảng cách an toàn không được dễ dàng đánh giá, lan truyền chuyện của người khác sẽ giữ được cảm giác an toàn.
9. Chuyện của mình nên nghe xem người khác nói thế nào
Chuyện của mình nên nghe cách nghĩ của người ngoài, một là có thể cho người khác thấy được sự khiêm tốn của mình hai là bạn là người có lý trí sáng suất
10. Chuyện của bề trên nghe nhiều nói ít
Người già thường không thích những người trẻ bình luận chuyện của mình, nếu bạn nói quá nhiều jbạn sẽ là người không tôn trọng bề trên, khiêm tốn.
11. Chuyện vợ chồng nên thương lương
Giữa vợ chồng với nhau đáng sợ nhất là cả hai chỉ trích nhau, nhưng cùng nhau thương lượng sẽ có hiệu quả cùng đồng tình, tăng cường tình cảm hai người.
12. Chuyện trẻ nhỏ nói ôn hòa
Đặc biệt là những đứa trẻ tuổi dậy thì luôn khác người nên dùng lời nói ôn hòa, chắc chắn chỉ dẫn cho chúng, như vậy sẽ làm chúng có thiện cảm với bạn đồng thời có tác dụng thuyết phục chúng cao hơn.
-----------------------------------
0 nhận xét:
Đăng nhận xét