CẢ GIẬN MẤT KHÔN: CÁCH LÀM DỊU CƠN GIẬN CHƯA ĐẦY 60 GIÂY
-------------------
Bạn đã bao giờ thực sự tức giận chưa? Và khi nó xảy ra, đặc biệt là trong công việc, hậu quả thường tốt hay xấu? Tôi không nói về sự tức giận mang tính cạnh tranh khi đối thủ đánh cắp món hàng béo bở của bạn và rồi bạn quyết tâm hạ gục họ trong lần tới. Tôi đang nói về cơn tức giận khi ai đó đối xử không công bằng với bạn, lăng mạ bạn hoặc thậm chí vượt bạn khi tham gia giao thông.
-------------------
Bạn đã bao giờ thực sự tức giận chưa? Và khi nó xảy ra, đặc biệt là trong công việc, hậu quả thường tốt hay xấu? Tôi không nói về sự tức giận mang tính cạnh tranh khi đối thủ đánh cắp món hàng béo bở của bạn và rồi bạn quyết tâm hạ gục họ trong lần tới. Tôi đang nói về cơn tức giận khi ai đó đối xử không công bằng với bạn, lăng mạ bạn hoặc thậm chí vượt bạn khi tham gia giao thông.
Loại giận dữ đó có thể khiến bạn cảm thấy bất lực, vô dụng, tự thương hại và không thể tập trung vào việc đang làm. Chẳng phải sẽ thật tuyệt nếu bằng cách nào đó bạn có thể làm dịu cơn giận dữ đó khi nó vừa mới chớm sao? Vì vậy bạn có thể suy nghĩ một cách logic xem nên phản hồi như thế nào.
Đúng vậy, có một cách, và nó xuất phát từ việc nhận ra sự thật về sự tức giận. Mặc dù đó là một cảm giác, nhưng sự giận dữ xuất phát trực tiếp từ những gì bạn đang nghĩ, ý nghĩa bạn rút ra từ những lời nói hoặc hành động khiến bạn tức giận.
Để chứng minh điều đó, nhà tâm lý học Jeffrey Nevid đề xuất một thử nghiệm đơn giản: Dành 60 giây khiến bản thân cảm thấy thực sự tức giận để giữ cho tâm trí hoàn toàn trống rỗng. Chắc chắn, bạn có thể nghĩ đến điều kinh khủng người bạn đời đã nói, cách sếp không cung cấp thông tin bạn cần và cảm thấy nóng mặt thật sự chỉ trong 1-2 giây. Nhưng hãy thử và cảm nhận sự tức giận trong khi bạn không nghĩ gì cả.
Điều đó có nghĩa là sự tức giận của chúng ta luôn là kết quả của những suy nghĩ. Vấn đề là, những suy nghĩ đó có thể sai hoàn toàn. Khi tôi khoảng 10 tuổi, tôi đã nổi cơn thịnh nộ vì đang cãi vã thì mẹ tôi gọi tôi là "một đứa trẻ phiền toái". Ít nhất, đó là những gì tôi nghe được. Sau đó tôi phát hiện ra rằng những gì bà ấy thật sự nói là "Mẹ mệt rồi."
Tất nhiên, không phải tất cả sự tức giận đều xảy ra do nghe nhầm những gì người khác nói. Nhưng nó thường phát sinh từ việc tự suy diễn và đặt hiểu biết của riêng bạn lên lời nói và hành vi của người khác, thay vì cố gắng tìm hiểu xem người đó thực sự đang cảm thấy như thế nào và nghĩ gì. Với ý nghĩ đó, Nevid cũng đưa ra một bài tập 60 giây để kiểm soát cơn giận của chính bạn và lấy lại sự bình tĩnh.
1. Cho phép bản thân cảm thấy tức
Khi cố gắng tự nhủ rằng mình không tức giận thì điều đó chẳng giúp bạn vượt qua cơn giận, điều đó chỉ sẽ khiến bạn giận hơn. Bất kỳ loại cảm xúc nào bạn phủ nhận hoặc ngó lơ cũng sẽ như vậy. Vì vậy, đừng phủ nhận hay làm lơ cơn giận của bạn. Thừa nhận rằng bản thân cảm thấy tức, và nếu được, đừng che giấu cơn giận của bạn với người khác.
Khi cố gắng tự nhủ rằng mình không tức giận thì điều đó chẳng giúp bạn vượt qua cơn giận, điều đó chỉ sẽ khiến bạn giận hơn. Bất kỳ loại cảm xúc nào bạn phủ nhận hoặc ngó lơ cũng sẽ như vậy. Vì vậy, đừng phủ nhận hay làm lơ cơn giận của bạn. Thừa nhận rằng bản thân cảm thấy tức, và nếu được, đừng che giấu cơn giận của bạn với người khác.
2. Nhưng đừng cho phép bản thân cảm thấy bất lực
Bạn có bao giờ thấy rằng bất cứ khi nào chúng ta tức giận, chúng ta xem nó là định mệnh chưa? Có những người và việc làm cho chúng ta tức giận, và chúng ta cho rằng mình là nạn nhân vô tội của cảm xúc này. Điều này được minh họa bởi nhân vật truyện tranh Bruce Banner, người cầu xin: "Đừng làm tôi tức giận", vì nếu bạn làm trái với ý muốn của anh ta, anh ta sẽ biến thành Hulk.
Bạn có bao giờ thấy rằng bất cứ khi nào chúng ta tức giận, chúng ta xem nó là định mệnh chưa? Có những người và việc làm cho chúng ta tức giận, và chúng ta cho rằng mình là nạn nhân vô tội của cảm xúc này. Điều này được minh họa bởi nhân vật truyện tranh Bruce Banner, người cầu xin: "Đừng làm tôi tức giận", vì nếu bạn làm trái với ý muốn của anh ta, anh ta sẽ biến thành Hulk.
Ý tôi không phải là sự tức giận của bạn là hoàn toàn tự nguyện. Không có lửa làm sao có khói. Nhưng, như thí nghiệm 60 giây của Nevid cho thấy sự tức giận không thể tách rời khỏi suy nghĩ và khiến bạn cảm thấy đúng thật là như vậy. Vì vậy, câu chuyện bạn tự kể với chính mình về điều làm bạn cảm thấy tức giận có thể làm cho cơn giận đó ngày càng nhiều hơn, hoặc cho phép nó từ từ tan biến. Thực sự là tùy thuộc vào bạn.
3. Áp dụng trí tuệ cảm xúc
Trí tuệ cảm xúc hay EQ thường được định nghĩa là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình cũng như khả năng hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác. Bạn cần EQ để kiểm soát sự tức giận của chính bạn, vừa để hiểu và thừa nhận cảm xúc của chính bạn, nhưng cũng để hiểu và đồng cảm với người khác. Người vừa vượt bạn khi tham gia giao thông có thể đang vội vã đến bệnh viện vì người thân bị bệnh.
Trí tuệ cảm xúc hay EQ thường được định nghĩa là khả năng hiểu và quản lý cảm xúc của chính mình cũng như khả năng hiểu và đồng cảm với cảm xúc của người khác. Bạn cần EQ để kiểm soát sự tức giận của chính bạn, vừa để hiểu và thừa nhận cảm xúc của chính bạn, nhưng cũng để hiểu và đồng cảm với người khác. Người vừa vượt bạn khi tham gia giao thông có thể đang vội vã đến bệnh viện vì người thân bị bệnh.
Đồng nghiệp vừa xúc phạm bạn có thể không có ý định nói xúc phạm như vậy. Hoặc, anh ấy hoặc cô ấy có thể có một ngày rất xấu và kết quả là phản ứng xấu. Hoặc có thể bạn cho là nó liên quan đến cá nhân bạn nhưng thực sự thì hoàn toàn không.
Khi bạn tiếp cận người khác bằng sự đồng cảm (hiểu chính xác về cảm xúc của người khác), bạn sẽ dập tắt xu hướng trả lời trong sự giận dữ của chính bản thân. Nếu bạn có thể làm điều đó, bạn có thể ngăn chặn một cuộc xung đột càng lúc càng vượt ngoài tầm kiểm soát. Bạn có thể hiểu những người khiến bạn tức giận hơn. Thậm chí họ cũng có thể hiểu bạn hơn.
Theo Tri thức trẻ
0 nhận xét:
Đăng nhận xét