Thứ Ba, 11 tháng 2, 2020

Tl494

IC TL494 là loại IC  tạo được Xung dao động Switching có 2 Phase (nghịch đảo trạng thái nhau) qua 2 Transistor xuất dao động là Q1 và Q2  đặt ở trạng thái hở cả cực Emitter và Collector của cả Q1 và Q2 nên việc sử dụng các tín hiệu ra rất linh động.

          Tín hiệu dao động được xuất trực tiếp thông qua các Transistor Q1 và Q2 bên trong IC TL494 có thể đạt được 500mA cho mỗi lối ra và điện áp cung cấp cho IC nói chung cũng như cho mỗi cổng ra lên tới 40V.

Chức năng của các chân:
          Chân 1: Chân 1 của TL494 là chân báo lỗi error +,-  được so sánh trực tiếp với điện áp ra thông qua một điện trở R.  Khi chân 1 càng dương thì biên độ ra càng giảm.
          Chân 2: Hồi tiếp với ngõ ra của mạch khuyếch đại ở chân 3 thông qua điện trở  và mạch bù thông RC, thường thì R = 47k và C = 100nF đồng thời tham chiếu với điện áp chuẩn VREF ở chân 14 thông qua một điện trở hoặc cầu phân áp;
          Chân 3:  Ngõ ra của mạch “Khuyếch Đại Sai Số” của IC TL494, được đưa ngược về chân 2 thông qua mạch hồi tiếp và mạch bù thông RC để hiểu chỉnh hệ số “Khuyếch đại Sai số”: Nếu Rht càng lớn thì hệ số khuyếch đại sai số càng lớn thì mạch nguồn dễ bị bất ổn (bị tự kích gây nên các tác dụng phụ).
          Nếu Rht càng bé thì hệ số khuyếch đại sai số càng bé thì độ ổn định nguồn cũng bị suy giảm (sai số điện áp ra sẽ rất lớn);
Các mạch thường bỏ trống chân 3 không dùng là các mạch đó không cần đến điều độ rộng xung. Lúc này xung ra là xung vuông cực đại và có biên độ lớn nhất
          Chân 4: Được gọi là “Dead Time Control” tức là không chế thời gian chết. Nếu chân 4 được đặt điện áp điều khiển dưới 1V thì IC được phép tạo dao động và tạo được nguồn ra cho tải. Nếu chân 4 bị đặt điện áp điều khiển từ 2 đến 4 V thì IC bị khóa dao động và Hệ thống Nguồn sẽ không có điện áp ra;
          Chân 5 (CT): Tạo dao động phối hợp với chân 6 (RT) được phối ghép với tụ CT xuống âm nguồn
          Chân 6 (RT): Phối hợp với chân 5 (RT) để tạo dao động thông qua một điện trở RT để tạo ra tần số dao động trong khoảng
Tần số được xác định bởi công thức F=1.1/(Rt*Ct)
          Chân 7: Chân 7 là âm nguồn của IC TL494;
          Chân 8: Là cực Collector C1 để hở của Transistor xuất dao động Q1 bên trong của IC TL494;
          Chân 9: Là cực Emmitor E1 để hở của Transistor xuất dao động Q1 bên trong của IC TL494;
          Chân 10: Là cực Emmitor E2 để hở của Transistor xuất dao động Q2 bên trong của IC TL494;
          Chân 11: Là cực Collector C2 để hở của Transistor xuất dao động Q2 bên trong của IC TL494;
          Chân 12: Nguồn cung cấp cho IC TL494 trong khoảng +12 đến +40V;
          Chân 13: Điều khiển Ngõ ra, là chân điều khiển đầu ra, nếu = 5v (Vref) thì đầu ra là 2 pha (2 transistor đảo pha) Nếu =0 thì đầu ra là 1 pha (2 transistor đồng pha, có thể kết nối song song để nâng dòng đầu ra)
          Chân 14: Tạo điện áp chuẩn VREF để tham chiếu với các điện áp so sánh được phản hồi về;
          Chân 15: Thông thường được phối hợp với chân 16 để so sánh quá tải đối với dòng điện tải. Trong một số trường hợp chân này chỉ nối lên VREF để hoạt động trong trạng thái mặc định (không so sánh với bất kỳ điện áp nào);
          Chân 16: Phối hợp với chân 15 để tạo thành mạch So sánh Quá tải...

Ứng dụng:
Nhờ việc có thể tạo được dao động 2 P, có thể thiết kế và chế tạo được một Hệ thống Nguồn Switching đối xứng thông qua mạch Công suất kiểu đẩy – kéo bởi 2 Transistor Công suất phối hợp ở mạch ngoài là MOSFET IRFZ44 hoặc TIP32 và Biến áp Xung đối xứng
Mạch cụ thể sau đây là mạch nâng áp từ 12v lên 150v xung vuông do một tác giả người Nga giới thiệu:

Mạch ra dùng kỹ thuật nắn tăng đôi cho ra 310v DC. Có thể dùng thắp sáng đèn sợi đốt hoặc compact. Lưu ý quan trọng: Không dùng được cho tải cảm.

Biến áp xung lấy từ biến áp chính của nguồn ATX hoặc tự quấn (Sơ cấp 2 x 3vòng thứ cấp 80vòng cho ra 220v – tuy nhiên kỹ thuật quấn cao tần rất khó thực hiện, nhiều người đã làm thử nhưng kết quả FET nóng hơn rất nhiều so với biến thế tháo từ nguôn  ATX)

0 nhận xét:

Đăng nhận xét