Thứ Bảy, 9 tháng 5, 2020

ỨNG XỬ VĂN MINH KHI NGHỈ VIỆC KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT

ỨNG XỬ VĂN MINH KHI NGHỈ VIỆC KHÔNG PHẢI AI CŨNG BIẾT
1. Không nói xấu đồng nghiệp, công ty cũ
Lúc bạn đi xin việc, thái độ của bạn rất cầu tiến, chân thành và nhiệt huyết, rằng bạn muốn chứng minh cho quản lý và công ty thấy được rằng bạn hoàn toàn phù hợp với vị trí đó.
Trong quá trình làm việc, có rất nhiều vấn đề như đồng nghiệp, áp lực công việc, sếp, … Và nếu thực sự trong quá trình thử việc, bạn cảm thấy không hòa nhập được thì hãy cân nhắc. Còn một khi đã chấp nhận đi làm thì hãy học cách “chịu trách nhiệm” với chính quyết định của mình.
2. Xem xét bản thân là dạng nhân viên “build” hay “buy”
“Build” là nhân viên có mặt bằng thấp, ít kinh nghiệm, nhưng có tiềm năng để phát triển.
“Buy” là nhân viên chất lượng cao, dày dặn kinh nghiệm, nhưng có thể rủi ro nếu họ không phù hợp với công việc.
Chủ doanh nghiệp thường phải cân nhắc rất kỹ vấn đề lựa chọn người và trả lương xứng đáng như thế nào, thế nên họ có xu hướng trả lương thấp, họ để bạn thể hiện giá trị của bản thân cho doanh nghiệp đạt đến mức nào rồi mới xem xét đến vấn đề tăng lương.
Người đi làm công ăn lương thường ít đặt mình vào vị trí của người chủ để hiểu được áp lực này của họ, mà thường chỉ chăm chăm tập trung vào việc phàn nàn việc chi trả lương thấp mà quay lại nói xấu nơi làm cũ.
3. Tránh xa tâm lý “bầy đàn”
Tiến - một nhân viên văn phòng mới nghỉ việc sau 4 năm cống hiến cho công ty, nhưng Tiến không đạt được sự thăng tiến như mong muốn. Tiến nghĩ rằng sếp của mình không đánh giá đúng thực lực của mình và quyết định nghỉ việc. Một tháng sau khi Tiến nghỉ việc, Tiến vẫn thường xuyên liên hệ với các đồng nghiệp cũ để hỏi han tình hình của công ty, nhưng đi kèm với đó là một thái độ và năng lượng tiêu cực. Tiến luôn khuyên nhủ đám đàn em ở lại rằng: "Chúng mày có tiếp tục làm thì cũng kết cục như anh thôi, công ty cũng sẽ ruồng bỏ hoặc không đánh giá cao chúng mày. Tốt nhất hãy ra đi càng sớm càng tốt như anh đây này."
Điều này thực sự tệ, bạn cần phải chỉnh đốn lại thái độ của bản thân, vì đó là nơi từng tạo ra công ăn việc làm, ít nhiều giúp bạn có những kinh nghiệm và trải nghiệm quý giá.
4. Chào hỏi khi gặp sếp cũ, đồng nghiệp cũ
Nhiều người cho rằng không còn làm chung nữa, tức là không còn quan hệ dây mơ rễ má gì. Ít nhiều cũng từng có khoảng thời gian làm việc cùng nhau, thế nên hãy tôn trọng nhau bằng cách chào hỏi khi gặp lại người quen nơi công sở.
Không chỉ vậy, biết đâu sau này bạn muốn nhờ vả sếp viết thư giới thiệu đến một chỗ làm tốt hơn. Nếu có quan hệ tốt, sẽ có nhiều việc chúng ta làm một cách dễ dàng hơn.
Hãy luôn giữ cho mình một thái độ tích cực về nơi làm cũ của bạn. Điều này trước nhất là tốt cho bản thân của bạn tránh xa khỏi những thị phi; và điều thứ hai là bạn đang thể hiện sự chuyên nghiệp trên con đường sự nghiệp cả đời của mình.
Nguồn: Kenh14

0 nhận xét:

Đăng nhận xét