1 - KHÔNG LÀM NHIỀU VIỆC CÙNG MỘT LÚC
Hãy hòa mình thật sự vào câu chuyện của người đối diện. Đừng lướt điện thoại để check thông báo trên mạng xã hội, hay bận tâm về việc bạn vừa tranh cãi với sếp, cũng đừng suy nghĩ xem tối nay mình sẽ ăn gì. Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện, hãy kết thúc nó. Đừng nửa có mặt ở đó mà nửa muốn bỏ đi.
Hãy hòa mình thật sự vào câu chuyện của người đối diện. Đừng lướt điện thoại để check thông báo trên mạng xã hội, hay bận tâm về việc bạn vừa tranh cãi với sếp, cũng đừng suy nghĩ xem tối nay mình sẽ ăn gì. Nếu bạn không muốn tiếp tục cuộc trò chuyện, hãy kết thúc nó. Đừng nửa có mặt ở đó mà nửa muốn bỏ đi.
2 - TRÁNH VIỆC LUÔN CHO RẰNG MÌNH ĐÚNG
Nếu bạn muốn thể hiện ý kiến của mình mà không bị phản hồi, tranh cãi hay phản đối, góp ý. Hãy viết blog! Hãy tham gia mỗi cuộc trò chuyện với suy nghĩ rằng mình sẽ học được điều gì đó. Nhà trị liệu học nổi tiếng M. Scott Peck đã từng nói: “ Để thực sự lắng nghe, bạn phải dẹp cái tôi của mình sang một bên.” Ông cho rằng, nếu chúng ta bỏ bớt đi cái tôi cá nhân của mình thì người nói chuyện cùng chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn và có nhiều khả năng họ sẽ hé mở góc khuất bên trong của tâm hồn mình cho người nghe. Bill Nye nói: “Mỗi một người bạn gặp đều biết gì đó mà bạn không biết.” Mỗi người đều là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Hãy lắng nghe, tôi tin rằng bạn sẽ học được rất nhiều điều thú vị từ họ.
Nếu bạn muốn thể hiện ý kiến của mình mà không bị phản hồi, tranh cãi hay phản đối, góp ý. Hãy viết blog! Hãy tham gia mỗi cuộc trò chuyện với suy nghĩ rằng mình sẽ học được điều gì đó. Nhà trị liệu học nổi tiếng M. Scott Peck đã từng nói: “ Để thực sự lắng nghe, bạn phải dẹp cái tôi của mình sang một bên.” Ông cho rằng, nếu chúng ta bỏ bớt đi cái tôi cá nhân của mình thì người nói chuyện cùng chúng ta sẽ cảm thấy yên tâm hơn và có nhiều khả năng họ sẽ hé mở góc khuất bên trong của tâm hồn mình cho người nghe. Bill Nye nói: “Mỗi một người bạn gặp đều biết gì đó mà bạn không biết.” Mỗi người đều là chuyên gia trong một lĩnh vực nào đó. Hãy lắng nghe, tôi tin rằng bạn sẽ học được rất nhiều điều thú vị từ họ.
3 - SỬ DỤNG NHỮNG CÂU HỎI MỞ
Hãy bắt đầu với những câu hỏi: Ai? Điều gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Và như thế nào? Nếu bạn đặt một câu hỏi phức tạp, bạn sẽ nhận được một câu trả lời đơn giản. Nếu bạn đặt câu hỏi như: “Bạn có sợ hãi không?” Thì người nghe sẽ bị ấn tượng bởi từ sợ hãi, và câu trả lời sẽ chỉ là: “Tôi có sợ” hoặc “Tôi không sợ”. “Bạn có giận giữ không?” “Có, tôi rất giận.” Hãy để họ mô tả, chính họ là những người biết rõ điều đó cơ mà. Hãy thử hỏi những câu hỏi như: “Chuyện đó như thế nào vậy?”, “Việc đó cảm thấy thế nào?” Chắc hẳn bạn sẽ nhận được những câu trả lời thú vị hơn đó.
Hãy bắt đầu với những câu hỏi: Ai? Điều gì? Khi nào? Ở đâu? Tại sao? Và như thế nào? Nếu bạn đặt một câu hỏi phức tạp, bạn sẽ nhận được một câu trả lời đơn giản. Nếu bạn đặt câu hỏi như: “Bạn có sợ hãi không?” Thì người nghe sẽ bị ấn tượng bởi từ sợ hãi, và câu trả lời sẽ chỉ là: “Tôi có sợ” hoặc “Tôi không sợ”. “Bạn có giận giữ không?” “Có, tôi rất giận.” Hãy để họ mô tả, chính họ là những người biết rõ điều đó cơ mà. Hãy thử hỏi những câu hỏi như: “Chuyện đó như thế nào vậy?”, “Việc đó cảm thấy thế nào?” Chắc hẳn bạn sẽ nhận được những câu trả lời thú vị hơn đó.
4 - THUẬN THEO TỰ NHIÊN
Điều này có nghĩa là những suy nghĩ nảy ra trong đầu bạn, hãy để chúng đi bay ra khỏi tâm trí. Trong khi nghe người đối diện trả lời, chúng ta thường nảy sinh những câu hỏi trong đầu để có những câu hỏi thú vị để nói chuyện tiếp. Nhưng tình cờ, bạn đã để cho não mình mất tập trung. Bạn lại chợt nhớ đến cái lần gặp được người quen tại sân bay hay những điều tương tự như vậy cứ nhảy ra ở trong đầu. Và như thế bạn đã dừng nghe và rời khỏi cuộc trò chuyện. Chính vì vậy, những câu chuyện nảy sinh ra, hãy để chúng đến và để chúng tự đi!
Điều này có nghĩa là những suy nghĩ nảy ra trong đầu bạn, hãy để chúng đi bay ra khỏi tâm trí. Trong khi nghe người đối diện trả lời, chúng ta thường nảy sinh những câu hỏi trong đầu để có những câu hỏi thú vị để nói chuyện tiếp. Nhưng tình cờ, bạn đã để cho não mình mất tập trung. Bạn lại chợt nhớ đến cái lần gặp được người quen tại sân bay hay những điều tương tự như vậy cứ nhảy ra ở trong đầu. Và như thế bạn đã dừng nghe và rời khỏi cuộc trò chuyện. Chính vì vậy, những câu chuyện nảy sinh ra, hãy để chúng đến và để chúng tự đi!
5 - NẾU BẠN KHÔNG BIẾT, HÃY NÓI RẰNG MÌNH KHÔNG BIẾT
Đừng nói những điều không chính xác mà bạn không chắc chắn để kéo dài cuộc trò chuyện. Nếu bạn không biết, cứ nói thẳng là mình không biết và lắng nghe những chia sẻ từ người đối diện.
Đừng nói những điều không chính xác mà bạn không chắc chắn để kéo dài cuộc trò chuyện. Nếu bạn không biết, cứ nói thẳng là mình không biết và lắng nghe những chia sẻ từ người đối diện.
6 - ĐỪNG ĐÁNH ĐỒNG TRẢI NGHIỆM CỦA BẠN VỚI NGƯỜI KHÁC
Nếu người đó nói về việc mất người thân của họ, xin đừng nói về việc thời điểm người thân của bạn qua đời. Nếu họ đang nói về những trục trặc họ gặp trong công việc, đừng kể với họ bạn ghét công việc của mình đến mức nào. Đó không giống nhau đâu! Đó không phải là một cách thông minh để tiếp tục câu chuyện. Tất cả trải nghiệm của mỗi người đều là khác biệt. Và quan trọng hơn cả là không phải đang nói về bạn. Bạn không cần tận dụng những giây phút đó để chứng minh mình tuyệt như nào hay mình đã phải chịu đựng những điều gì. Điều quan trọng nên làm đó là lắng nghe và cảm thông với người khác.
Nếu người đó nói về việc mất người thân của họ, xin đừng nói về việc thời điểm người thân của bạn qua đời. Nếu họ đang nói về những trục trặc họ gặp trong công việc, đừng kể với họ bạn ghét công việc của mình đến mức nào. Đó không giống nhau đâu! Đó không phải là một cách thông minh để tiếp tục câu chuyện. Tất cả trải nghiệm của mỗi người đều là khác biệt. Và quan trọng hơn cả là không phải đang nói về bạn. Bạn không cần tận dụng những giây phút đó để chứng minh mình tuyệt như nào hay mình đã phải chịu đựng những điều gì. Điều quan trọng nên làm đó là lắng nghe và cảm thông với người khác.
7 - KHÔNG LẶP LẠI NHỮNG ĐIỀU ĐÃ NÓI
Nếu bạn vẫn nghĩ lặp lại những điều người đó vừa nói là một cách thể hiện bạn đang rất lắng nghe. Có vẻ là bạn đã nhầm rồi! Làm vậy rất là tẻ nhạt. Đáng buồn là hầu hết chúng ta đều làm như vậy. Đặc biệt khi nói chuyện ở chỗ làm hay khi trò chuyện với lũ trẻ, khi cần nói điều gì chúng ta cứ nhai đi nhai lại một điệp khúc. Đừng làm thế!
Nếu bạn vẫn nghĩ lặp lại những điều người đó vừa nói là một cách thể hiện bạn đang rất lắng nghe. Có vẻ là bạn đã nhầm rồi! Làm vậy rất là tẻ nhạt. Đáng buồn là hầu hết chúng ta đều làm như vậy. Đặc biệt khi nói chuyện ở chỗ làm hay khi trò chuyện với lũ trẻ, khi cần nói điều gì chúng ta cứ nhai đi nhai lại một điệp khúc. Đừng làm thế!
8 - LOẠI BỎ THÔNG TIN TIỂU TIẾT
Thật sự, người ta không quan tâm đến ngày, tháng, năm, tên gọi hay những thông tin kiểu như vậy mà bạn đang cố nặn óc ra để nhớ. Họ không quan tâm, điều họ quan tâm thực sự, chính là bạn. Là con người bạn! Họ quan tâm đến bạn là con người như thế nào, có điểm chung gì với họ không? Vì vậy, hãy quên các thông tin chi tiết đi nhé.
Thật sự, người ta không quan tâm đến ngày, tháng, năm, tên gọi hay những thông tin kiểu như vậy mà bạn đang cố nặn óc ra để nhớ. Họ không quan tâm, điều họ quan tâm thực sự, chính là bạn. Là con người bạn! Họ quan tâm đến bạn là con người như thế nào, có điểm chung gì với họ không? Vì vậy, hãy quên các thông tin chi tiết đi nhé.
9 - HÃY LẮNG NGHE
Lắng nghe có thể là kĩ năng số một, kĩ năng quan trọng nhất mà bạn có thể cải thiện. Đức Phật đã từng nói:” Nếu bạn mở miệng nói, bạn sẽ không học được thêm điều gì.” Tại sao chúng ta không lắng nghe? Vì chúng ta thích nói hơn. Vì khi nói, bạn có thể làm chủ cuộc trò chuyện, bạn không phải nghe những điều bạn không quan tâm. Bạn là trung tâm của sự chú ý. Chúng ta cần nỗ lực và năng lượng rất nhiều mới thực sự dành chú ý cho một ai đó. Nhưng nếu bạn không làm được, thì bạn đang không thực sự trò chuyện. Chỉ là hai người nói những câu chữ không liên quan gì đến nhau ở cùng một nơi và cùng một lúc. Stephen Covey từng nói một câu rất hay: “Hầu hết chúng ta không lắng nghe với ý định thấu hiểu, chúng ta lắng nghe với ý định để trả lời.”
Lắng nghe có thể là kĩ năng số một, kĩ năng quan trọng nhất mà bạn có thể cải thiện. Đức Phật đã từng nói:” Nếu bạn mở miệng nói, bạn sẽ không học được thêm điều gì.” Tại sao chúng ta không lắng nghe? Vì chúng ta thích nói hơn. Vì khi nói, bạn có thể làm chủ cuộc trò chuyện, bạn không phải nghe những điều bạn không quan tâm. Bạn là trung tâm của sự chú ý. Chúng ta cần nỗ lực và năng lượng rất nhiều mới thực sự dành chú ý cho một ai đó. Nhưng nếu bạn không làm được, thì bạn đang không thực sự trò chuyện. Chỉ là hai người nói những câu chữ không liên quan gì đến nhau ở cùng một nơi và cùng một lúc. Stephen Covey từng nói một câu rất hay: “Hầu hết chúng ta không lắng nghe với ý định thấu hiểu, chúng ta lắng nghe với ý định để trả lời.”
10 - NÓI NGẮN GỌN THÔI
“Cuộc trò chuyện thú vị giống như chiếc váy ngắn, phải đủ ngắn để gây thích thú, nhưng phải đủ dài để nói hết chủ đề.”
“Cuộc trò chuyện thú vị giống như chiếc váy ngắn, phải đủ ngắn để gây thích thú, nhưng phải đủ dài để nói hết chủ đề.”
0 nhận xét:
Đăng nhận xét