Thứ Hai, 2 tháng 3, 2020

Quản trị tài chính

CHI PHÍ TĂNG PHI MÃ - ĐẨY LỢI NHUẬN DOANH NGHIỆP CHẠM ĐÁY

Chi phí quản lý tăng tới 3 con số đẩy lợi nhuận doanh nghiệp tụt dốc là tình trạng rất nhiều doanh nghiệp gặp phải. Làm cách nào để thoát khỏi tình trạng này?

1. Gắn mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận với cắt giảm chi phí quản lý

Chưa khi nào doanh nghiệp cần mạnh tay cắt giảm những chi phí hoạt động cơ bản nhưng đồng thời phải mạnh tay đầu tư cho tiếp thị, mở rộng mối quan hệ, đổi mới phương thức quản lý, kinh doanh như bây giờ. Đây chính là doanh nghiệp đang gắn mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận với cắt giảm chi phí.

Theo cách này, doanh nghiệp chỉ có thể đạt được mức tăng trưởng lợi nhuận như mong muốn bằng việc cắt giảm chi phí nhưng đồng thời vẫn gia tăng doanh số bán hàng.

2. Đồng lòng nhất trí từ cấp trên xuống cấp dưới và ngược lại

Để không tạo nên cuộc phản đối về các chính sách cắt giảm chi phí mà vẫn đảm bảo mức tăng trưởng kỳ vọng cần có sự đồng lòng nhất trí giữa những chỉ đạo “từ trên xuống dưới” và các đề xuất “từ dưới lên trên”.

Lúc này, các nhà quản lý cấp cao là người xây dựng mục tiêu, lập chiến lược còn các nhà quản lý trung gian đóng vai trò thực thi nhiệm vụ, hoàn thành kế hoạch đồng thời đưa ra phản hồi, góp ý về ưu nhược điểm của kế hoạch cắt giảm chi phí trên.

3. Chuẩn hóa các quy trình trong doanh nghiệp

Mặc dù đã hoạt động rất lâu năm nhưng hầu hết các doanh nghiệp hiện nay chưa xây dựng được các quy trình làm việc, quy trình kinh doanh theo chuẩn nhất định. Chính điều này dẫn đến việc khó khăn trong việc lập, triển khai và kiểm soát công việc gây lãng phí nhân lực, vật lực, chồng chéo công việc, quản lý khó khăn.

Giải pháp cho vấn đề này là ban hành bộ quy trình làm việc chuẩn cho từng đầu mục công việc thông qua các chứng từ, bảng biểu, form mẫu,…hoặc sử dụng một phần mềm quản lý doanh nghiệp chuyên biệt.

4. Đừng tùy tiện tạo ra các khoản vay nợ không cần thiết

Hãy phân tích chi phí sử dụng vốn dự đoán hiệu quả sử dụng vốn khi xem xét mở rộng kinh doanh. Xem xét chi phí cơ hội và ảnh hưởng của thanh toán nợ đối với dòng tiền. Quá nhiều khoản nợ sẽ ảnh hưởng đến xếp hạng tín dụng của công, lãi suất và khả năng vay vốn trong tương lai.

5. Hạn chế đầu tư dàn trải

Việc thu hẹp diện tập trung và đầu tư vào thế mạnh của mình là một trong những chiến lược hiệu quả nhất để cải thiện lợi nhuận. Bằng cách giới hạn các loại dịch vụ cung cấp và loại dự án có thể chấp nhận, doạnh nghiệp sẽ làm việc hiệu quả hơn và tạo ra thành quả chất lượng cao hơn.

Một cách khác để thu hẹp trọng tâm kinh doanh của bạn là trở thành nhà thầu phụ. Hãy tận dụng tối đa năng lực làm việc của bạn bằng cách ký hợp đồng phụ bất cứ khi nào có thể. Nhiều dự án hơn đem lại nhiều doanh thu hơn, trong khi hợp đồng thầu phụ sẽ có chi phí thấp hơn và lợi nhuận sẽ được tối ưu.

6. Luôn theo dõi ngân sách

Việc lên kế hoạch và quản lý ngân sách luôn đi đôi với cắt giảm chi phí kinh doanh. Bạn sẽ không thể đưa ra những quyết định tài chính thông minh mà không có ý tưởng rõ ràng về dòng tiền bạn chảy vào ra khỏi doanh nghiệp của bạn mỗi tháng.

Quản lý ngân sách mà doanh nghiệp sử dụng hàng ngày có thể trở thành một công cụ mạnh mẽ để giảm chi phí kinh doanh hiệu quả.
---------
-ST-

0 nhận xét:

Đăng nhận xét