Trước khi bàn đến chuyện nâng cao năng lực lãnh đạo thì điều cần phải bàn trước là tại sao lại phải “nâng” và những ai cần phải “nâng”. Nếu 2 chuyện này không được giải quyết một cách thỏa đáng và chính xác thì việc “nâng” sẽ vô nghĩa và không đem lại kết quả nào hết.
Trước đây, khi nói đến “lãnh đạo”, người ta thường liên tưởng đến vị trí đứng đầu của một nhóm người hoặc một tổ chức. Họ cũng cho rằng năng lực lãnh đạo là một tố chất bẩm sinh được “trời phú” cho một số cá nhân nhất định và quá trình đào tạo, nếu có, thì cũng chỉ dành riêng cho số ít cá nhân đó.
Tuy nhiên, môi trường kinh doanh ngày càng cạnh tranh gay gắt và khốc liệt đòi hỏi các tổ chức cần phải xây dựng được một đội ngũ với nhiều con người có khả năng lãnh đạo ở mọi cấp bậc để có thể dẫn dắt tổ chức cạnh tranh hiệu quả trong bối cảnh mới. Các doanh nghiệp, tổ chức, do vậy phải định nghĩa lại “lãnh đạo” theo hướng tập trung nhiều hơn cho việc nâng cao “năng lực lãnh đạo” của cả đội ngũ, thay vì chỉ một vài vị trí như trước đây
0 nhận xét:
Đăng nhận xét