Thứ Sáu, 10 tháng 7, 2020

Mất 10 năm để mở tiệm

Mất 10 năm để mở tiệm báo đầu tiên, nhưng chỉ vài năm sau đã mở tới 1000 tiệm báo, bí quyết đơn giản đến không ngờ

Với giọng ôn tồn, ấm áp, thầy Phan Văn Trường nhìn vào mắt mọi người mà nói rằng “Các em à, các em có biết khi xây dựng một doanh nghiệp, nên xây với nhịp độ nào là tốt nhất không?”. Rồi thầy nhẹ nhàng kể cho chúng tôi nghe một câu chuyện.

Ông chú ruột thầy là Phan Văn Ngân, cặm cụi chăn trâu tới năm 18 tuổi, không được học hành gì. Do gia đình thời đó nghèo, số tiền được dành dụm cho người anh là cụ Phan Văn Tạo (cụ thân sinh của thầy Phan Văn Trường) ăn học. Khị cụ Tạo học xong, kiếm được tiền thì mong dành số tiền kiếm được cho người em trai mình học. Sau 1 năm, câu bé chăn trâu Phan Văn Ngân thuở ấy lấy được bằng tú tài, sau đó đi sang Nhật du học, rồi học tới tận tiến sĩ luôn. Ông có những công trình nghiên cứu rất đáng trọng vọng thời đó, trong đó công trình nghiên cứu khiến cá chép nuôi có thể đẻ con đã vang ra ngoài biên giới nước Nhật đến với thế giới. Sau này, ông trở thành giáo sư giảng dạy tại trường đại học Sao Paulo ở Brazil, rồi thành giám đốc chương trình nghiên cứu Nam Cực.

Một dịp, ông Phạm Quang Khai (bạn thân của cụ Phan Văn Tạo, thân sinh thầy Phan Văn Trường) và ông Phan Văn Ngân có duyên tương phùng. Ông Phạm Quang Khai bày tỏ sự ngưỡng mộ: “Chú à, tại sao chú có thể học tới tiến sĩ và thành nhà khoa học nổi tiếng như vậy?”
Ông Phan Văn Ngân từ tốn trả lời: “Anh à, ban đầu tôi học chữ vất vả lắm. Tôi học từ chữ a, tới chữ b, rồi tới chữ c, chữ d nó lâu lắm. Thế nhưng, khi tôi học từ chữ e tới các chữ còn lại thì nhanh lắm. Đường học của tôi, đơn thuần chỉ vậy thôi. Thế còn anh, sao anh có thể giàu như vậy?”
Xin được lưu ý thêm là ông Phạm Quang Khai là doanh nhân rất thành công thời đó, có thể ví như ông Phạm Nhật Vượng thời nay.

Ông Phạm Quang Khai vui vẻ giãi bày: “Hồi nhỏ, tôi nghèo quá, nên đi bán báo để kiếm sống. Bán báo chăm chỉ 10 năm thì tôi cũng mở được tiệm báo. Rồi mất 2 năm thì mở được tiệm thứ 2. Có lãi, tôi cứ thể mở thêm, và rồi được 10 tiệm. Thế thì 10 tiệm đầu gian nan lắm chú à. Nhưng từ tiệm thứ 11 trở đi tới 1,000 thì lại dễ dàng vô cùng”.
Hai nhân vật đi theo 2 con đường khác nhau, người kinh doanh, người làm khoa học, nhưng họ đều có chung một thông điệp: “Muốn nhanh thì phải từ từ, phải đúng sức của mình”. Đoạn đường đầu tiên bao giờ cũng vất vả gian nan nhất, cần phải làm tỉ mỉ, chăm chỉ, chắc chắn nhất. Đoạn đường sau, nó sẽ tự nhanh. Không có gì cần phải vội cả. Vội vã càng tạo ra áp lực, áp lực càng sinh hoảng loạn, thiếu sáng suốt. Bình tĩnh thì lại sinh khôn ngoan, sáng tạo.

Cậu bé Phạm Quang Khai không thể trong một sớm chiều mà mở được tiệm báo. Cậu không có tiền, chả có kinh nghiệm, chả có người nâng đỡ. Thế thì, mất 10 năm để mở tiệm đầu tiên là đương nhiên. 10 năm là đúng sức nhất với cậu để mở tiệm báo đầu tiên.
Cậu bé Phan Văn Ngân mất 9 tháng học a,b,c cũng đúng sức nhất với cậu.

Ngày nay, có nhiều câu chuyện về thành công sau một đêm đã vô tình thúc đẩy sự vội vàng trong những người khởi nghiệp. Thường họ có xu hướng muốn đi thật nhanh, muốn chiếm thị trường, muốn thành công thật sớm. Có thể một số người có được thành công nhanh đó. Thế nhưng, quá sức rất dễ kiệt sức, rốt cuộc thì lại sinh nhiều hậu quả. Người thì dừng lại giữa đường, người thì nội bộ lục đục, người thì gia đình không yên.
**
Đây chỉ là một trong rất nhiều bí quyết quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ mà GS. Phan Văn Trường đã chia sẻ với chúng tôi.
Thầy đã chia sẻ đầy đủ trong khóa học Online: Quản trị doanh nghiệp vừa vả nhỏ.
Nếu bạn muốn học thêm, xin mời bạn tham khảo tại:  https://khoahoc.phanvantruong.com/sme

0 nhận xét:

Đăng nhận xét